BÀI 45. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾMẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘA. KIẾN...

2. Vấn đề khai thác các thế mạnha) Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điệnKhoáng sảnĐây là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc,đồng - vàng, chì - kẽm, apatit, vật liệu xây dựng…Vùng than Quảng Ninh có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sảnlượng than đạt trên 34,0 triệu tấn (2005), phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện như: nhiệt điệnUông Bí (150 MW), nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300 MW), nhiệt điện Cao Ngạn (116 MW),nhiệt điện Na Dương (110 MW), nhiệt điện Cẩm Phả (600 MW)...và xuất khẩu khoảng 30%. Sắt có nhiều nơi (Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang), được khai thác để phục vụ choTrung tâm gang thép Thái Nguyên.Thiếc được khai thác ở Tĩnh Túc (Cao Bằng) mỗi năm trên 1000 tấn. Apatit được khai thác ở Cam Đường (Lào Cai) mỗi năm 600000 tấn để sản xuất phânlân.Ngoài ra còn có các mỏ : chì - kẽm (Bắc Cạn), đồng - vàng (Lào Cai), đồng - niken(Sơn La)…Thuỷ điệnCác sông suối có trữ năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11,0 triệu kW, trong đósông Đà 6,0 triệu kW). Các nhà máy thuỷ điện đã xây dựng: Thác Bà (sông Chảy, 110 MW)Hoà Bình (Sông Đà, 1,9 triệu kW); các nhà máy đang được xây dựng : Tuyên Quang (SôngGâm, 300 MW), Sơn La (Sông Đà, 2,4 triệu kW).Việc phát triển mạnh thuỷ điện tạo động lực cho sự phát triển của vùng nhất là với việckhai thác chế biến khoáng sản.b) Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đớiLà vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới : Đất đai phần lớn là đất phe-ra-lit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còncó đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thang lũng và các cánh đồng ở miền núinhư Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện, Trùng Khánh,…Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và chịu ảnh hưởng sâu sắc của địahình vùng núi. Vì vậy cả Đông Bắc và Tây Bắc đều có thế mạnh để phát triển cây côngnghiệp, dược liệu và cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đớiĐây là vùng chuyên canh chè số 1 của nước ta (trồng nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái,Phú Thọ…). Trên vùng núi giáp biên giới Việt – Trung (Cao Bằng, Lạng Sơn) và dãy Hoàng LiênSơn trồng nhiều cây dược liệu quý : Tam thất, đương quy, thảo quả, hồi…; cây ăn quả cậnnhiệt (đào, lê, táo, mận); Sa Pa có thể trồng rau vụ đông, hoa suốt năm.Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây ăn quả, câydược liệu của vùng còn rất lớn. Việc phát triển các lọai cây trồng trên sẽ cho phép phát triểnnền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao của vùng và có tác dụng hạn chế nạn du canh, ducư trong vùng. Những khó khăn lớn: hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nướctrong mùa đông. mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản chưa cân xứng với thế mạnh củavùng, giao thông vận tải còn bất cập… c) Thế mạnh về chăn nuôiỞ độ cao 600 m - 700 m có nhiều đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi trâu, bò thànhtừng đàn; Năm 2005, đàn trâu 1,7 triệu con, chiếm trên 50%; đàn bò 90,0 vạn con, chiếm 16%cả nước.Nhờ trồng nhiều hoa màu lương thực (ngô) nên đàn lợn khá đông khoảng 5,8 triệu con,chiếm 22% cả nước.d) Thế mạnh về kinh tế biểnNgành đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ khá phát triển, có ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh khá giàu tiềm năng.Du lịch biển đảo phát triển mạnh ở vùng vịnh Hạ Long (một phần vùng vịnh Hạ Longđã được công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới).Cảng Cái Lân đang được xây dựng tạo đà cho sự phát triển của khu công nghiệp CáiLân.B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM