BÀI 55, 56. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊNỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG...

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long Đây là vùng đất giàu tiềm năng, được thiên nhiên ưu đãi. Vì vậy việc sử dụng hợp lí vàcải tạo tự nhiên đã trở nên vấn đề cấp bách nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long trở thànhvùng kinh tế quan trọng của đất nước.Biện pháp: Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vì vậy phải tăng cường công tácthuỷ lợi để thau chua, rửa mặn, nhằm biến đất hoang thành đất trồng trọt, biến đất 1 vụthành 2 – 3 vụ/năm. Biện pháp mà người dân trong vùng đã làm là chia ruộng thành ô nhỏ để có đủ nướcngọt thau chua, rửa mặn, kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn trong điềukiện nước tưới bình thườngĐối với vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, biện pháp cải tạo là lấy nướcngọt từ sông Hậu thông qua kênh Vĩnh Tế để rửa phèn; Ở vùng Đồng Tháp Mười là lấy nướctừ sông Tiền để cải tạoĐối với khu vực có rừng, cần duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên này (đặc biệt là việcchặt phá rừng để phát triển nuôi tôm và cá, gây cháy rừng), giữ cân bằng sinh thái cho pháttriển bền vững. Rừng ngập mặn ở phía nam và tây nam đồng bằng có thể được sử dụng cógiới hạn để nuôi tôm, trồng sú vẹt, kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo dầnđất mặn, đất phèn thành các vùng đất phù sa mới để trồng cói – lúa, cây ăn quảPhải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng : Phá thế độc canh cây lúa, đẩy mạnh thâmcanh tăng vụ, mở rộng diện tích trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trịkinh tế cao ; kết hợp giữa khai thác, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến.Khai thác tổng thể biển - đảo (quần đảo) - đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.Trong đời sống, cần có biện pháp chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợivề kinh tế do lũ hàng năm đem lại. Phải chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái, giữ thế cânbằng, ổn định của vùng.