LỤC VÂN TIÊN LÀ MỘT NHÂN VẬT LÍ TƯỞNG THEO QUAN NIỆM THẨM MĨ TRONG...

2. Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ trong văn học truyền thống và

cũng là quan niệm của dân gian. Chàng thanh niên mới “tuổi vừa đôi tám”, tài kiêm văn võ, hăm hở

vào đời, muốn lập công danh sự nghiệp, gặp tình huống bất bằng này là một thử thách đầu tiên,

cũng là một cơ hội hành động để chàng thể hiện tinh thần của người quân tử giữa đường thấy sự bất

bằng chẳng tha.

Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tinh thần xả thân vì nghĩa của Lục Vân Tiên.

1

Chàng chỉ có một mình với hai tay không, trong khi bọn cướp đông ngưòi, gươm giáo đầy đủ, thanh

thế lẫy lừng. Vậy mà, không chút đắn đo, Vân Tiên “bẻ cây làm gậy” xông vào giữa lũ cướp. Hình

ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng một mình tả

xung hữu đột giữa vòng vây bịt bùng của bọn cướp. Chỉ một lúc là chúng đã bị đánh tan, còn tên

tướng cướp thì bị một gậy của Vân Tiên khiến “thác rày thân vong”. Ở đây, thủ pháp đối lập đã

được sử dụng triệt để, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của Vân Tiên. Ca ngợi uy dũng của Vân

Tiên, tác giả đã so sánh vói hình ảnh dũng tướng Triệu Tử Long phá vòng vây ở Đương Dang trong

truyện Tam quốc diễn nghĩa rất nổi tiếng của Trung Quốc.,

Trong cảnh đánh cướp, hình ảnh của Lục Vân Tiên được khắc hoạ nổi bật ở sức mạnh, uy dũng

của người anh hùng, thì ở cảnh tiếp theo, nhân vật lại được tô đậm ở vẻ đẹp của tinh thần trọng

nghĩa, vĩ nghĩa, ở lòng nhân ái. Động cơ đánh cướp của Vân Tiên là vì thương xót nhân dân phải

bồng bế nhau chạy loạn: “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ - Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Đánh

xong lũ cướp, điều mà Vân Tiên quan tâm là tiếng than khóc ở trong xe. Chàng hỏi: “Ai than khóc

ở trong xe nầy?”. Trong câu hỏi ấy thể hiện một sự quan tâm sẵn sàng giúp đỡ. Thấy hai cô gái còn

chưa hết bàng hoàng, Vân Tiên tìm cách an ủi để họ yên lòng: “Ta đã trừ dòng lâu la”. Khi nghe họ

nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã khước từ. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn ciủa hai cô

gái, từ chối lòi mời ghé thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền ơn (ở đoạn sau chàng từ chối

hoc360.net

nhận chiếc trâm vàng của Nguyệt Nga). Đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ

tự nhiên, như chàng đã nói: “Làm ơn há dễ trông ngưòi trả ơn”. Chàng nói thế và hành động đúng

như thế không chỉ ở đoạn này mà còn trong toàn truyện. Đây là con ngưòi mà quan niệm và hành

động thống nhất hoàn toàn, tất cả toát lên vẻ đẹp nghĩa khí, hào hiệp, một hình ảnh lí tưởng trong

quan niệm thẩm mĩ của nhân dân.