CÂU 38. TRÌNH BÀY CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN...

1. Yếu tố di truyền bẩm sinh.

• Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với

cha mẹ, thông qua hệ thống gen.

Vd: Cha mẹ tóc màu đen, mắt nâu thì con cái họ tóc cũng màu đen, mắt nâu.

• Những yếu tố được di truyền bao gồm: Cấu trúc giải phẫu cơ thể, màu da,

màu tóc, vóc dáng, thể trạng, các tư chất của hệ thần kinh…

Vai trò:

• Di truyền, bẩm sinh là tiền đề vật chất (mầm mống) của sự phát triển tâm lý,

nhân cách.

• Di truyền có vai trò quan trọng trong chọn giống, trong y học và đặc biệt là

công nghệ sinh học hiện đại.

Ví dụ: Cừu Đôli bản nhân giống đầu tiên. Ví dụ: Thanh long ruột đỏ.

• Yếu tố di truyền bẩm sinh không quyết định nhân cách nhưng nó tạo điều

kiện thuận lợi hay khó khăn cho quá trình hình thành nhân cách. Nên cần

chú ý đúng mức vai trò của di truyền, không nên coi nhẹ hoặc đánh giá quá

cao vai trò của nhân tố này.

Ví dụ:

Tại sao trong một số gia đình liên tục xuất hiện nhiều người tài trong nhiều thế hệ

nối tiếp nhau? Đó cũng là quá trình hình thành nhân cách theo bẩm sinh di truyền.

Nếu như trong gia đình, cha và mẹ đều là người tài giỏi thì đó là yếu tố giúp con

mình noi theo.

Một em học sinh được kế thừa yếu tố di truyền của mẹ là đàn giỏi thì đó chỉ là tiền

đề cơ sở, nếu không tạo điều kiện cho em học đàn để phát huy năng khiếu, và bản

thân em đó cũng không tích cực học tập thì cũng sẽ không trở thành một người đàn

giỏi được...

* Một số quan điểm sai khi nhìn nhận về vai trò của di truyền với sự phát triển

- Nhân cách là một tiến trình có tính chất tiền định

VD: cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

- Các quan điểm cực đoan phiến diện tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố di truyền.

VD: con nhà nông không giống lông cũng giống cánh.

- Quan điểm phân biệt chủng tộc.

VD: con vua thì lại làm vua.

- Quan điểm xem nhẹ, hạ thấp vai trò của yếu tố di truyền.

VD: quan điểm “trẻ em như một tờ giấy trắng, nhà giáo dục có thể vẽ bất kỳ cái gì

cũng được”.