VẺ ĐẸP TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI THANH NIÊN A. VẺ ĐẸP ĐẦU TIÊN TA CÓ TH...

3. Vẻ đẹp trong tính cách người thanh niên a. Vẻ đẹp đầu tiên ta có thể nhận thấy ở con người được xem là “ cô độc nhất thế gian “ này là anh đã vượt qua hoàn cảnh sống bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. - Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”. - Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc và cuộc sống. Có lẽ đây là những lời tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh:” Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là buồn được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia.” Dù đang một mình, nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc, làm việc vì con người, , vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa. - Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình.Cuộc sống không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn ( trồng hoa, nuôi gà). Thế giới riêng của anh là công việc:”một căn nhà ba gian , sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ…”cuộc đời riêng của anh “ thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách” b. Ở người thanh niên đó còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến: - Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người + Tỏ ra thân thiết với bác lái xe, anh nhớ cả chuyện vợ bác mới ốm dậy nên đào cù tam thất làm quà cho bác. + Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ anh cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng của mình một cách hồn nhiên, thành thật đến cảm động, anh “ nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ”:” tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích” . + Anh đếm từng phút vì sợ hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu: “ Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè…”, khi thời gian trò chuyện gần hết, anh tỏ ra tiếc rẻ:” Trời ơi, chỉ còn có năm phút”. + Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi, mà ấn vào tay ông hoạ sĩ cái làn trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ ốp”. - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối “ để khỏi vô lễ”, nhưng anh nhiệt tình giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. anh nói về “ ông kĩ sư vườn rau”, về “ đồng chí nghiên cứu khoa học” đang nghiên cứu lập bản đồ sét, với tất cả sự say mê hào hứng và lòng cảm phục chân thành của mình. * Đánh giá nhân vật Bằng cách tạo tình huống tự nhiên, bất ngờ; kết hợp với ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm , tác giả đã rất thành công khi giới thiệu với bạn đọc bức chân dung của một anh thanh niên sống, làm việc một mình ở vùng cao trong điều kiện khó khăn nhưng rất yêu nghề. Anh là mẫu người sống có lí tưởng, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên mới trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. c. Kết bài - Lặng lẽ SaPa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong chuyến đi thực tế của ông hoạ sĩ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp. trong suy nghĩ của anh thanh niên đều thấm đẫm tình yêu con người, yêu cuộc sống, yêu đất nước, yêu mến và tự hào mảnh đất mình đang sống. những suy nghĩ ấy đã tạo nên một âm vang sâu lắng và thiết tha về một con người cô độc mà không cô độc, về một vùng đất SaPa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ chút nào…. - Liên hệ bản thân: sống, học tập và cống hiến cho quê hương. Đề 3: - Ngày 19.3, nhiều chuyến bay tiếp tục hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) đưa hàng trăm người Việt về nước trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. - Các chiến sĩ chuẩn bị hàng trăm suất cơm trong khu vực cách ly để phục vụ nhân dân - Trước tình hình dịch Covid-19 thời gian qua, đội ngũ y bác sĩ phải túc trực ngày đêm. Họ không nề hà bất cứ việc gì, thậm chí đánh đổi cả tính mạng Từ những thông tin trên, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước trong bối cảnh cả nước cùng chung tay chống đại dịch covid- 19 Gợi ý bài làm A. Mở bài - Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ - Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không? Đặc biệt trong bối cảnh cả nước cùng chung tay chống đại dịch covid- 19 B. Thân bài