LẶNG LẼ SA PA.(NGUYỄN THÀNH LONG)A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.I. TÁC GIẢ- NGUY...

3. Vẻ đẹp của con người Sa PaTruyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca những con ngườiđang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng. - Truyện “LLSP” đưa ra bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên ở trạmkhí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện khôngchỉ xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xecủa họ dừng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấntượng, một “ký họa chân dung” về anh, rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặnglẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra đủ để cho mọi người nhận được rằng “Trongcái im lặng của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làmviệc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. a. Nhân vật anh thanh niên - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh khá đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏcây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vàoviệc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chínhxác và có tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm, đúng giờ “ốp" thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trởdậy ra ngoài trời làm công việc đã quy định”. Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắngvẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người - một hoàn cảnh thật đặc biệt - Điều gì đã giúp anh có thể vượt lên được hoàn cảnh ấy?+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là cóích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anhđã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấymình “thật hạnh phúc”+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của con người: “… Khi talàm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền vớicông việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồnđến chết mất”. Những lời tâm sự ấy giản dị, chất phác quá, hồn nhiên và vô tư quá. Lời tâm sự ấy đã toát lênmột vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng, gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.Quả là công việc đã trởthành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống của đời anh. Động cơ làm việc đúng đắn và phương châmsống cao đẹp của anh: làm việc vì mọi người, vì Tổ quốc đã khiến cho ông họa sĩ và mỗi chúng ta phải tựnhủ thầm”người con trai ấy đáng yêu thật”.+ Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó làniềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện.+ Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động; nào trồng hoa, nàonuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. - Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến nữa: sự cởi mở, chân thành, rấtquý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người (tinh thần của anh với báclái xe, thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách xa đến thăm bất ngờ…) Anh cònlà người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩmuốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều (ông kĩsư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét)=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họađược chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc - Nhân vật anh thanh niên còn được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác láixe, ông họa sĩ, cô gái. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên hiện ra thêm rõ nét vàđáng mến hơn. b.Bác lái xe: qua lời kể của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc được kích thíchsự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên – nhân vật chính của truyện mà theo lời của bác lái xe là“một trong những người cô độc nhất thế gian”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược vềnhân vật chính và nỗi “thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh naălạnh lẽo chỉ có cỏ cây và mây mù.c. Nhân vật ông họa sĩ già: Đây là nhân vật rất gần với quan điểm trần thuật của tác giả. Qua những quan sát, ýnghĩ của ông họa sĩ già - một người từng trải cuộc sống và am tường nghệ thuật – nhân vật chính hiện ra rõ nétvà đẹp hơn đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật. - Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của ngườinghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối “vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ôngvẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác…” - Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và “người con trai ấy đáng yêu thật,nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suynghĩ…” - Những xúc cảm và suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa (ví dụ về nghệthuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó về mảnh đất Sa Pa…) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanhniên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. d.Nhân vật cô gái: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về nhữngngười khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanhniên, về cái thế giới những con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựa chọn, côđang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờcô mới biết, nó còn giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết địnhđó của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sángđẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Cùng với sự “bàng hoàng” ấy là một tình cảm hàm ơnvới người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoanào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”=>Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh nhânvật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánhsáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là một thủpháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.e. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp,nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát lấy mật của ong rồi tự tay thụphấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn. - Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước. - Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt màilao động khoa học trong lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.Khái quát, đánh giáTruyện “LLSP” ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giớinhững con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái lặng im của Sa Pa (…), có những conngười làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũnggợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với conngười: dù trong hoàn cảnh đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn, buồn tẻ một khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình.III - Kết luận: “Lặng lẽ Sa Pa” quả là một truyện ngắn đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long. Nó ngân nga nhẹ nhàng thơmộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lung linh, kì ảo, nó đằm thắm ấm áp, lắng sâu trong câu văn tảtình với những mẩu chuyện xúc động, đáng yêu. Cảnh mơ màng lung linh, còn con người như ta đã thấy, mỗichân dung, mỗi lời nói, ý nghĩ, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Tất cả như làmnên cái chất thơ của con người, của cuộc sống. Văn xuôi truyện ngắn mà giầu nhịp điệu, âm thanh, êm ái nhưmột bài thơ…