( 5,0 ĐIỂM) CẢM NHẬN CỦA ANH/CHỊ VỀ ĐOẠN TRÍCH SAU

Câu 2: ( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi ". Từ rằng: "Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu ? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì !". Quyết lời dứt áo ra đi, . Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. ( Chí khí anh hùng- SGK Ngữ Văn 10 tập 2 trang 113, NXBGD 2006- trích Truyện Kiều, Nguyễn Du ) ………HẾT……… Họ và tên :……….SBD:……… SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 10 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 Đáp án gồm: 05 trang --- Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm) 1 Tự sự, nghị luận…. 0.5 2 - gia đình yên ấm đoàn tụ . - duy trì quan hệ tốt đẹp trong xã hội. - làm nảy sinh các phẩm chất tốt đẹp như lòng vị tha, đức hi sinh, tình chung 0.5 thủy, ý thức chuộng tín nghĩa. - là cách giải quyết tốt đẹp nhất bất kì lúc nào người khác làm tổn thương mình. (Lưu ý: nếu HS nêu được 2 ý cho 0,25 điểm, nêu 3 ý trở lên cho 0,5 điểm) 1,0 3 Hs trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. Có ba cách trả lời sau: - Đồng tình vì: Nhẫn nhịn sẽ giúp ta tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, mang lại hòa khí, bản thân ta trở nên tốt đẹp hơn... - Không đồng tình vì: : Không phải sự việc nào, trường hợp nào nhẫn nhịn cũng là cách giải quyết tốt đẹp. Có những tổn thương không thể nhẫn nhịn mà nhiều khi phải lên tiếng (dẫn chứng...) - Vừa đồng tình vừa phản đối: Kết hợp cả hai cách lập luận trên. ( HS nêu quan điểm của mình 0,5 điểm, lí giải quan điểm hợp lí 0,5 điểm) 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất: + Chọn thông điệp. + Nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân một cách thuyết phục II LÀM VĂN: 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: “Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa” (2,0 điểm) 1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp, móc xích hoặc song hành… 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa 3. Triển khai vấn đề nghị luận: 0,25 a. Giải thích: - Nhẫn nhịn: chịu nhịn, chịu dằn lòng xuống để tránh xung đột. - Kẻ mạnh: Chỉ những người luôn làm chủ bản thân trước mọi áp lực từ bên ngoài, kiên cường kìm nén bản thân để vượt qua những cám dỗ hoặc những thử thách, những thị phi... của cuộc sống. - nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh: nhẫn nhịn là tính cách vốn có của những con người luôn biết làm chủ bản thân, vượt lên trên cái tôi của mình. - Có tầm mắt nhìn xa: biết nhìn xa trông rộng. - Ý nghĩa của cả câu: Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự nhẫn nhịn. Đó là phẩm chất lớn chỉ có ở những con người luôn biết làm chủ bản thân, vượt lên trên cái tôi của mình., biết nhìn xa trông rộng. Hay nói cách khác nhẫn nhịn là phẩm chất lớn của những con người giàu bản lĩnh, trí tuệ, cao thượng. b. Bình luận: - Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh biết nhìn xa trông rộng vì :chỉ những con người luôn làm chủ bản thân, biết bỏ qua những cái nhỏ để hướng đến những cái lớn lao hơn thì họ mới vượt qua những bực bội, chán nản khi thành quả, công sức bị đánh mất, hay khi bị làm nhục, bị xúc phạm, hoặc khi đứng trước những cám dỗ của bản thân... - Ý nghĩa của nhẫn nhịn. - Cần phân biệt nhẫn nhịn với sự hèn nhát, nhẫn nhịn với động cơ xấu... - Phê phán một bộ phận người trong xã hội còn nóng giận, không biết kiềm chế cảm xúc… c. Bài học: + Cần phải luôn kiềm chế bản thân, suy xét mọi vấn đề, không hấp tấp, vội vàng, nôn nóng + Tuổi trẻ cần biết “nhẫn” để rèn luyện bản lĩnh, để chờ thời cơ, để vươn lên lập đức, lập nghiệp.... 2 Cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng ( 5,0 điểm) 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, luận đề: 0.5 b. Cảm nhận: * Vị trí của đoạn trích: