ĐẾN CÂU 2230 TRONG TRUYỆN KIỀU -> ĐOẠN TRÍCH ĐƯỢC CÁC NHÀ...

Câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều -> đoạn trích được các nhà nghiên cứu đánh giá là sáng tạo riêng của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 0,5 *. Khát vọng lên đường của Từ Hải :(4 câu thơ đầu). - Hoàn cảnh chia tay: +“Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống. + “Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải. → Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều đang vô cùng mặn nồng, hạnh phúc - Hình ảnh từ Hải: + Lí do ra đi: bị chi phối bởi lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường. . “Trượng phu”: Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ngợi ca. .“Thoắt”: là nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. . “Động lòng bốn phương”: Chỉ chí khí anh hùng, khát khao tung hoành. + Tư thế ra đi: .“Trông vời trời bể mênh mang”: cụm từ mang cảm hứng vũ trụ chỉ tầm nhìn xa trông rộng và suy nghĩ phi thường. . “Thanh gươm yên ngựa”: một mình, một gươm, một ngựa, tư thế hiên ngang, dũng mãnh, phóng khoáng . “Lên đường thẳng rong”: đi liền một mạch, không lưu luyến, bịn rịn. ⇒ Từ Hải có tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất, là con người của khát vọng, công danh phi thường. 1,75 *. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải: (12 câu thơ tiếp) - Lời của Kiều: + Xưng hô: “chàng- thiếp” → dịu dàng, ân cần. + “Phận gái chữ tòng”: Ý thức bổn phận lấy chồng theo chồng. + “Một lòng xin đi”: quyết tâm theo Từ Hải → Thúy Kiều kính trọng và hết mực yêu thương chồng. Xứng danh là tri kỷ của Từ Hải. - Lời của Từ Hải: + Lời đáp: . “Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ, hiểu mình hơn ai hết. . “Nữ nhi thường tình”: Người phụ nữ ủy mị, yếu đuối → Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng. + Lời hứa: . “Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”: tương lai thành công , có biên thùy riêng. . “Rõ mặt phi thường”: chứng tỏ được tài năng xuất chúng, hơn người. → Từ Hải nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp. . “Rước nàng nghi gia”: cho Kiều danh phận, cuộc sống viên mãn → Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. + Lời khuyên: . “Bốn bể không nhà”: thực tế khó khăn, gian nan. . “Theo càng thêm bận”: việc lớn sẽ bị ảnh hưởng, không quan tâm, lo cho Kiều được . “Đành lòng chờ đó ít lâu”: an ủi, mong Kiều bằng lòng chờ đợi. . “Một năm sau”: thời gian cụ thể, hứa hẹn sẽ thành công → Từ Hải là người anh hùng có khát vọng lớn lao nhưng cũng là người chồng tâm lí rất đời thường, gần gũi, chân thực. 0.5 *. Quyết tâm ra đi của Từ Hải :(2 câu thơ cuối) - Hành động: Quyết lời dứt áo ra đi → dứt khoát, không hề do dự, bịn rịn. - Hình ảnh ẩn dụ: “chim bằng”: Là loài chim quý tượng trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khát khao làm nên sự nghiệp lớn. → Khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ *. Nghệ thuật. - Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ ,tượng trưng, kì vĩ… - Lời đối thoại bộc lộ tính cách. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng qua dáng vẻ, hành động….. * Đánh giá chung: - Đoạn trích ca ngợi chí làm trai của kẻ sĩ quân tử, bậc đại trượng phu, tình cảm của Từ Hải và Thúy Kiều - Thể hiện quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Du: có ý chí lớn lao, biết hi sinh quyền lợi và hạnh phúc cá nhân để hiện thực hóa lí tưởng của mình, có niềm tin vững chắc vào tiền đồ được xây dựng bằng ý chí, khát vọng và năng lực của chính mình, có lòng quyết tâm, tinh thần mạnh mẽ và dứt khoát trong hành động…. - Là minh chứng tiêu biểu cho nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du.