TAM GIÁC NHỌN (5 ĐIỂM) MÍT CÓ CÁC QUE TÍNH CÓ NHIỀU ĐỘ DÀI VÀ M...

Bài 2. Tam giác nhọn (5 điểm)

Mít có các que tính có nhiều độ dài và màu sắc. Hôm nay học về hình tam giác nhọn, Mít đã nghĩ

ra một bài toán rất độc đáo có liên quan tới tam giác nhọn và các que tính của mình. Mít chia các que

tính thành 𝑁 bộ, các que tính trong cùng một bộ thì có độ dài bằng nhau nhưng có màu khác nhau. Độ

dài của các que tính trong hai bộ bất kì là khác nhau. Mít đố các bạn đếm xem có bao nhiêu tam giác

nhọn khác nhau có thể được tạo ra từ 𝑁 bộ que tính đó. Chú ý: mỗi cạnh của tam giác được chọn từ một

Trang 1/3

bộ que tính khác nhau tức là sẽ không có tam giác cân và hai tam giác nhọn được gọi là giống nhau khi

các cặp cạnh tương ứng bằng nhau và cùng màu, ngược lại là khác nhau.

Yêu cầu: cho độ dài và số lượng các que tính của 𝑁 bộ que tính, hãy lập trình đếm số lượng tam giác

nhọn khác nhau có thể tạo ra.

Dữ liệu: vào từ tệp TRIACU.INP:

• Dòng đầu tiên gồm một số nguyên dương 𝑁 (𝑁 ≤ 2000) là số bộ que tính;

• 𝑁 dòng sau, dòng thứ 𝑖 chứa hai số nguyên dương 𝐿, 𝐶 mô tả độ dài và số lượng que tính của bộ

thứ 𝑖 (1 ≤ 𝑖 ≤ 𝑁; 𝐿 ≤ 10 6 ; 𝐶 ≤ 10 3 ).

Kết quả: ghi ra tệp TRIACU.OUT một số nguyên duy nhất là số lượng tam giác nhọn khác nhau.

Ví dụ:

TRIACU.INP TRIACU.OUT Giải thích

4 Có 4 tam giác nhọn có thể tạo ra từ bộ

4

3 3

que tính thứ 2, 3, 4.

4 1

5 2

6 2

Chú ý: các số trên cùng một dòng cách nhau bởi dấu cách.

• Có 50% số test ứng với 𝑁 ≤ 200;

• 50% số test còn lại không có điều kiện gì thêm.