CÂU 9. PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ BẰNG MỘT ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH KHOẢNG 12 CÂU CÓ...

8 - Câu thơ thứ ba “ Mai cốt cách tuyết tinh thần”: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. *Tác dụng:- Gợi ra vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thanh cao của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều+ Mai cốt cách: Vóc người mảnh dẻ như mai (vẻ đẹp hình thức)+ Tuyết tinh thần: Tinh thần trong sáng như tuyết (vẻ đẹp tâm hồn)- Thể hiện sự trân trọng, ngợi ca của tác giả trước vẻ đẹp của họPHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN9 * Hình thức: Đúng ĐV, đủ số câu. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn :- 0.25 điểm* Diễn đạt: lưu loát, không mắc lỗi chính tả. * Tiếng Việt: * Nội dung: a) Mở đoạn: Bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”” của Nguyễn Du đã cho ta thấy bức chân dung hoàn mỹ của hai chịem Thúy Vân, Thúy Kiều.b) Thân đoạn: - Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, cổđiển để giới thiệu về lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp của haichị em. Họ là hai người con gái đầu trong gia đình họ Vương, ThúyKiều là chị, Thúy Vân là em - Câu thơ thứ ba “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” sử dụng biện pháptu từ ẩn dụ. Cốt cách của cây mai mảnh dẻ, thanh cao; tuyết trắngtrong và đẹp . Ngầm so sánh Vân, Kiều với “ mai”, “ tuyết”,Nguyễn Du muốn khẳng định vẻ đẹp dịu đang, trong trắng, thanhcao của hai chị em.- Nhịp điệu 4/4, 3/3 ở câu thơ thứ hai, nhịp nhàng, đối xứng, làmnổi bật được vẻ đẹp đến độ hoàn mĩ của cả hai chị em. - Tác giả sử dụng lời bình để khép lại bốn câu thơ đầu:“Mỗi ngườimột vẻ”, cho thấy nét riêng từ nhan sắc, tính cách, tâm hồn của mỗingười; “Mười phân vẹn mười”, đã tô đậm được vẻ đẹp đến độ toàndiện, hoàn hảo của hai chị em.c) Kết đoạn: Lời giới thiệu vô cùng ngắn gọn, nhưng đã mang đến cho chúng tanhiều thông tin phong phú và những ấn tượng đậm nét nhất về vẻđẹp của hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều. Đồng thời, cũng bộclộ được cảm hứng ca ngợi cái tài hoa, nhan sắc của con người quanghệ thuật điêu luyện, tài hoa của Nguyễn Du.

PHIẾU BÀI TẬP

“CHỊ EM THÚY KIỀU” (ĐỀ SỐ 2)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:“Vân xem trang trọng khác vời”