MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước: a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế: * Quyền tự do kinh doanh: - Khái niệm: mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đăng kí kinh doanh. - Biểu hiện: + Lựa chọn quyết định kinh doanh mặt hàng nào. + Lĩnh vực kinh doanh. + Quy mô lớn hay nhỏ. + Theo hình thức kinh doanh nào. * Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh: - Khái niệm: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, công dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mọi đối tượng, từng thành phần kinh tế và từng loại hình doanh nghiệp. + Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. + Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. + Bảo vệ môi trường. + Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội… b. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa: (Đọc thêm) c. Nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội: - Xóa đói, giảm nghèo: + Các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp tạo ra việc làm. + Các chính sách 134, 135 của Chính phủ. + Tăng nguồn vốn trợ giúp người nghèo… - Vấn đề dân số: + Kìm chế gia tăng dân số. + Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh dân số quy định công dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và sinh đẻ có kế hoạch. + Xây dựng gia đình bền vững hạnh phúc. - Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội: + Luật Phòng, chống ma túy. + Luật Phòng, chống mại dâm + Đấu tranh phòng, chống tội phạm. + Ngăn chặn, bài trừ ma túy, mại dâm, HIV/AIDS d. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng: - Pháp luật quy định các nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng. - Hoạt động bảo vệ môi trƣờng: + Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên. + Bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. + Bảo vệ môi trường đô thị khu dân cư. + Bảo vệ môi trường biển, sóng, nguồn nước khác. + Phòng ngừa khắc phục ô nhiễm môi trường. - Pháp luật xác định rõ trách nhiệm của Nhà nƣớc, các tổ chức và mọi công dân trong bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng. - Pháp luật nghiêm cấm: + Các hành vi khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên sinh vật bằng công cụ hủy diệt. + Khai thác, kinh doanh tiêu thụ thú vật, động vật quý hiếm. + Chôn lấp chất độc, phóng xạ, chất thải. + Thải chất thải chưa xử lý, chất nhiễm xạ có hại vào đất, vào nước. e. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh: - Ý nghĩa: + Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc. + Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. + Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh. + Giữ vững ổn định chính trị trong nước. - PL quy định: + Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. + Các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia... + Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia sẽ bị xử lý nghiêm minh. - Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Nhà nƣớc ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng… II. Hệ thống câu hỏi: