BÀI 49, 50. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃHỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ...

3. Vấn đề phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầngVùng đã hình thành chuỗi các trung tâm công nghiệp dọc duyên hải, lớn nhất là ĐàNẵng đến Nha Trang, Qui Nhơn, Phan Thiết; Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biếnnông - lâm - thủy sản, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng. Tỉ trọng công nghiệp trong giá trị côngnghiệp cả nước còn nhỏ, nhưng lại đang phát triển rất mạnh nhất là sau năm 2000 ; vùng đangthu hút mạnh đầu tư nước ngoài. Cơ sở nhiên liệu (than đá) và năng lượng của vùng hạn chế, chỉ có một số nhà máy thủyđiện có quy mô vừa và nhỏ như thủy điện Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), HàmThuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam), trước mắt vẫn đang sử dụng nguồnđiện từ Hòa Bình và Y-a-li tải về qua đường dây 500 kV. Dự kiến xây dựng nhà máy điệnnguyên tử đầu tiên tại đây (Ninh Thuận)Có địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung (từ Thừa Thiên Huế vào Bình Định), Khukinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế Dung Quất, đây là điều kiện thúc đẩy sự phát triển côngnghiệp của vùng trong những năm tới.Hệ thống các trục tuyến giao thông vận tải đang được nâng cấp, có những tuyến giaothông quan trọng (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất); Đầu mối giao thông rất quan trọng (ĐàNẵng) là cửa ngõ thông ra biển của tuyến đường xuyên Á; Các dự án phát triển các tuyếnđường ngang (19, 26..) sẽ tạo nên bộ khung lãnh thổ khá hoàn chỉnh nối các vùng lãnh thổ vớinhau, nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu và cả các nước trên bán đảo Đông Dương (NamLào, Đông Bắc Thái Lan)Có hệ thống các sân bay đã được khôi phục và đang được hiện đại hóa (Đà Nẵng, QuyNhơn, Phú Yên, Nha Trang…).B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM