ĐÂY LÀ ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG Ở TDMN BẮC BỘ V...

Câu 15. Đây là điểm khác nhau trong sản xuất đậu tương ở TDMN Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

A. TDMN Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.

B. Cả hai đều là những vùng chuyên canh đậu tương có mức độ tập trung số 1 của cả nước.

C. TDMN Bắc Bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.

D. ĐNBộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi TDMN có xu hướng chửng lại.

C. ĐÁP ÁN

NỘI DUNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

VẤN ĐỀ 1. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng thuộc 3 nhóm chính: công nghiệp khai thác;cnghiệp

chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; với 29 ngành khác nhau.

- Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm: là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại

hiệu quả kinh tế cao, và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt:

+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.

+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành cnghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

 

- Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới

+ Đẩy mạnh các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước.

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ

2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ

a. Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội toả theo

các hướng với các cụm chuyên môn hoá:

+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.

+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.

+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.

+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.

+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.

+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, xi-măng, điện.

- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các

ngành: khai thác dầu ,khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

- Duyên hải miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện,..Đà Nẵng là TTCN

lớn nhất vùng.

- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.

* Sự phân hóa trên là kết quả tác động của nhiều yếu tố: vị trí địa lý, TNTN, nguồn lao động có tay nghề, thị

trường tiêu thụ, kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển CN, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Khu vực TD-MN còn hạn chế là do thiếu đồng bộ các nhân tố trên, nhất là GTVT kém phát triển.

* Những vùng có giá trị công nghiệp lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL ĐNB chiếm 55,6% giá trị sản xuất công

nghiệp cả nước.

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần KT

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực

ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.

- Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM