CÂU 18. HÃY TRÌNH BÀY HOẠT ĐỘNG CỦA GIÓ MÙA Ở NƯỚC TA VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ...

1. Hoạt động của gió mùa ở nước ta

a. Gió mùa mùa đông :

- Gió mùa Đông Bắc.

+ Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm áo cao Xibia di chuyển qua lục địa vào

nước ta.

+ Hướng gió: đông bắc

+ Phạm vi hoạt động: từ 16

o

B trở ra Bắc

+ Thời gian::

Vào đầu mùa đông (các tháng 11, 12, 1) khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á rộng lớn,

mang lại cho mùa đông miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô.

Nửa cuối mùa đông (các tháng 2, 3) khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước

ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Tính chất: Gió mùa đông bắc nước ta thành từng đợt và chỉ tác mạnh mạnh ở miền Bắc, tạo nên

một mùa đông có 2 – 3 tháng lạnh (t

o

< 18

o

C). Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí suy yếu dần, bớt lạnh

hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

- Gió tín phong ở phía Nam

+ Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp cao trên biển Thái Bình Dương, thổi về xích đạo.

+ Phạm vi hoạt động: từ Đà Nẵng, từ 16

o

B trở vào Nam

b. Gió mùa mùa hạ

- Gió mùa tây nam

+ Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ bắc Ấn Độ Dương qua vịnh

Ben – gan vào nước ta (khối khí nhiệt đới Ben – gan – TBg)

+ Hướng gió: hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.

+ Hướng di chuyển và tính chất:

Đầu mùa hạ, các tháng 5,6,7 khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng

tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy

Trường Sơn khối khí trở nên nóng khô (gió phơn tây nam, còn gọi là gió Tây, gió Lào) tràn xuống

vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Thời tiết do gió phơn Tây

mang lại rất nóng và khô, nhiệt độ lên đến 35 - 40

o

C, độ ẩm xuống dưới 50%.

Vào giữa và cuối mùa hạ, từ tháng 6, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nữa

cầu nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài

cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên.

Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa

vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ.

c. Hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Còn ở miền Nam có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và các đồng bằng ven biển

Trung Trung Bộ có sự đối lập giữa hai mùa mưa, khô.