VÌ SAO TRONG BỤNG NHẶNG XANH CÓ RẤT NHIỀU DÒI

53- Vì sao trong bụng nhặng xanh có rất nhiều dòi?

Khi bạn dùng vỉ đập chết một con ruồi nhà, trong bụng nó không có gì.

Nhưng khi đánh một con nhặng xanh thì từ bụng nó thường chui ra rất nhiều

dòi. Có người nói rằng vì nhặng xanh ăn phân, bụng thối rữa nên mới sinh ra

nhiều dòi như vậy...

Có người lại bảo nhặng xanh ăn phải trứng ruồi, và trứng này nở thành dòi

trong bụng chúng. Thực ra, cả hai cách nói này đều sai.

Ruồi nhà và nhặng xanh khác nhau ở chỗ: Ruồi nhà đẻ trứng còn nhặng xanh

Một con nhặng xanh có

"đẻ con". Nói đúng ra, nhặng xanh không đẻ trứng mà đẻ ra ấu trùng: dòi.

thể mang trong bụng

Bởi thế, trong bụng một con nhặng mẹ thường có rất nhiều dòi.

hàng trăm con dòi.

Trong thế giới côn trùng, hiện tượng "đẻ con" như nhặng xanh không phải hiếm. Ví dụ, loài rệp cây ký

sinh trên các cây lương thực cũng đẻ ra ấu trùng. Tuy nhiên, hiện tượng "mang thai" của côn trùng

khác hẳn với các loài động vật có vú. Trứng của động vật có vú rất nhỏ, nhỏ đến mức mắt thường khó

nhìn thấy. Nhưng khi được thụ tinh, trứng này sẽ phát triển thành phôi, và phôi ngày một lớn dần thành

thai non. Còn trứng của côn trùng lớn hơn rất nhiều, chất dinh dưỡng bên trong đủ nuôi để con non

phát triển, không cần mẹ. Thực tế, hiện tượng "đẻ con" của côn trùng chỉ là giả, và về bản chất, nó

không khác gì đẻ trứng, chỉ khác chăng một đằng là con non nở trong bụng mẹ, một đằng là nở ở ngoài

mà thôi.