Bài 4 : Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là S = 150 cm 2 cao h =
30cm, khối gỗ được thả nổi trong hồ nước sâu H = 0,8m sao cho khối gỗ thẳng
đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ bằng 2/3 trọng lượng riêng của nước và
d H
2O = 10 000 N/m 3 .
Bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ, hãy :
a) Tính chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ ?
b) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi nước H
theo phương thẳng đứng ?
c) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy
hồ theo phương thẳng đứng ?
HD : a) Gọi chiều cao phần khối gỗ chìm trong nước là x (cm) thì :
( h - x )
+ Trọng lượng khối gỗ : P = d g . V g = d g . S . h
( d g là trọng lượng riêng của gỗ ) x
+ Lực đấy Acsimet tác dụng vào khối gỗ : F A = d n . S . x ; H
khối gỗ nổi nên ta có : P = F A ⇒ x = 20cm
b) Khi khối gỗ được nhấc ra khỏi nước một đoạn y ( cm ) so với lúc đầu thì
lực Acsimet giảm đi một lượng
F’ A = d n . S.( x - y ) ⇒ lực nhấc khối gố sẽ tăng thêm và bằng :
F = P - F’ A = d g .S.h - d n .S.x + d n .S.y = d n .S.y và lực này sẽ tăng đều từ lúc y = 0
đến khi y = x , vì thế giá trị trung bình của lực từ khi nhấc khối gỗ đến khi khối gỗ
vừa ra khỏi mặt nước là F/2 . Khi đó công phải thực hiện là A = 1 2 .F.x = 1 2
.d n .S.x 2 = ? (J)
c) Cũng lý luận như câu b song cần lưu ý những điều sau :
+ Khi khối gỗ được nhấn chìm thêm một đoạn y thì lực Acsimet tăng lên và lực tác
dụng lúc này sẽ là
F = F’ A - P và cũng có giá trị bằng d n .S.y.Khi khối gỗ chìm hoàn toàn, lực tác
dụng là F = d n .S.( h - x ); thay số và tính được F = 15N.
+ Công phải thực hiện gồm hai phần :
- Công A 1 dùng để nhấn chìm khối gỗ vừa vặn tới mặt nước : A 1 = 1 2 .F.( h -
x )
- Công A 2 để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ ( lực F A lúc này không đổi ) A 2 =
F .s (với s = H - h ) ĐS : 8,25J
Bạn đang xem bài 4 : - BAI VAT LY HAY KHO 9