SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ KHÔNG ĐỀU MẬT ĐỘ DÂN SỐ NƯỚC TA LÀ 254 NGƯỜI/KM² (2006), DÂN CƯ PHÂN BỐ KHÔNG ĐỀU

4. Sự phân bố dân cư không đều

Mật độ dân số nước ta là 254 người/km² (2006), dân cư phân bố không đều.

a. Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Đồng bằng chiếm 25% nhưng lại tập trung 75% dân số, mật độ cao. Đồng bằng sông Hồng mật độ là 1.225

người/km², gấp 5 lần mật độ cả nước.

* Nguyên nhân: Do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, đất, nước, lịch sử hình thành...), nền

kinh tế phát triển nhanh, CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ hơn ở miền núi.

- Trung du và miền núi chiếm 75% nhưng chỉ tập trung 25% dân số, mật độ thấp. Tây Ngyên 89 người/km²,

Tây Bắc 69 người/km².

* Nguyên nhân: Địa hình hiểm trở, khó khăn di chuyển,...trong khi vùng này lại tập trung nhiều tài nguyên

thiên nhiên quan trọng của cả nước.

b. Không đều giữa thành thị và nông thôn:

- Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (năm 2005 là 73,1%, năm 2009 là 70,4%) có xu hướng giảm.

 

* Nguyên nhân: vì nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, phương tiện còn lạc hậu, cần phải sử dụng nhiều

lao động.

- Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng (năm 2005 là 26,9%, năm 2009 là 29,6%).

* Nguyên nhân: sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH – HĐH đất nước.

c. Không đều trong nội bộ từng vùng:

- Giữa ĐBSH và ĐBSCL

- Giữa TB và ĐB

d. Hậu quả của việc dân cư phân bố không đều

- Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu;

- Khai thác tài nguyên ở những nới ít lao động sẽ gặp nhiều khó khăn

- Các vấn đề khác: môi trường, xã hội,...