DUNG DỊCH A CHỨA 0,01 MOL FE(NO3)3VÀ 0,15 MOL HCL CÓ KHẢ NĂNG...

Bài 41. Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO

3

)

3

và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam

Cu kim loại? (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất)

A. 2,88 gam. B. 3,92 gam. C. 3,2 gam. D. 5,12 gam.

III- DẠNG 3

BÀI TẬP : KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI CÁC DUNG DỊCH MUỐI

1. Phương pháp giải chung

- Với loại bài toán này thì đều có thể vận dụng cả 2 phương pháp đại số và một số phương pháp giải

nhanh như: bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng , đặc biệt là pp tăng giảm khối lượng

- Khi giải cần chú ý:

+ Thuộc dãy điện hóa của kim loại

+ Khi giải nên viết các PTHH dưới dạng ion rút gọn thì bài toán sẽ đơn giản hơn

+ Các bài tâp này đều dựa trên phản ứng của kim loại mạnh hơn tác dụng với muối của kim loại yếu hơn,

tuy nhiên một số trường hợp không xảy ra như vậy: thí dụ: Khi cho các kim loại kiềm và kiềm thổ( Ca,

Ba, Sr) tác dụng với các dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì các kim lọai này sẽ tác dụng với H

2

O

trong dung dịch đó trước , sau đó kiềm sinh ra sẽ tác dụng với muối.

VD: Cho lần lượt 2 kim loại Fe và Na vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO

4

. Nêu hiện tượng và viết

PTHH

Giải: - Khi cho Fe vào dung dịch CuSO

4

( màu xanh) thì có hiện tượng dung dịch bị nhạt màu và có chất

rắn màu đỏ bám trên kim loại Fe

Fe + CuSO

4

→ FeSO

4

+ Cu↓( đỏ)

Xanh ko màu

- Khi cho Na vào dung dịch CuSO

4

thì thấy có khí không màu thoát ra và có kết tủa xanh

2Na + 2H

2

O→ 2NaOH + H

2

2NaOH + CuSO

4

→ Cu(OH)

2

↓ + Na

2

SO

4

Xanh

+ Khi cho một hỗn hợp nhiều kim loại tác dụng với một hỗn hợp muối thì phản ứng xảy ra theo thứ tự:

kim loại có tính khử mạnh nhất sẽ tác dụng hết với các muối có tính oxi hóa mạnh nhất , sau đó mới đến

lượt các chất khác

VD: Cho hỗn hợp Fe, Al vào dung dịch chứa AgNO

3

và Cu(NO

3

)

2

thì xảy ra lần lượt các phản ứng sau:

Al + 3AgNO

3

→ Al(NO

3

)

3

+ 3Ag (1)

2Al + 3Cu(NO

3

)

2

→ 2Al(NO

3

)

3

+ 3Cu (2)

Fe + 2AgNO

3

→ Fe(NO

3

)

2

+ 2Ag (3)

Fe + Cu(NO

3

)

2

→ Fe(NO

3

)

2

+ Cu (4)

+ Trong bài toán có sự tăng giảm khối lượng thì:

m

KL

↑= m

KL bám vào

– m

KL tan ra

m

KL↓

= m

KLtan ra

- m

KL bám vào

2. Một số bài toán tham khảo