Câu 31. Hãy nêu thời gian hoạt động, hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão?
a. Thời gian hoạt động của bão ở nƣớc ta:
- Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến các tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba
tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
b. Hậu quả:
- Ở vùng trung tâm, bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn. Lượng mưa do một cơn bão gây nên thường
đạt 300 – 400 mm, có khi tới trên 500 – 600 mm.
- Những cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ có diện mưa rộng nhất. Vùng ven biển Trung Bộ có
diện mưa bão hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn, trung bình chiếm tới trên 1/3 lượng mưa cả năm của
vùng.
- Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 – 10 m có thế lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển
dâng cao thường tới 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.
- Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.
- Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu
cống, cột điện cao thế ...
Vì vậy, bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là ở vùng
ven biển.
c. Biện pháp phòng chống.
- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão,
trở về đất liền.
- Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.
- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.
- Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
Bạn đang xem câu 31. - CAU HOI THEO CHU DE NANG CAO KIEN THUC MON DIA LI ON THI DAI HOC CAU HOI THEO CHU DE NANG CAO KIEN THUC MON DIA LI