THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

6. Thao tác lập luận bác bỏ:

-Khái niệm : Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai.

Là cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học để phủ nhận ý kiến, quan điểm

thiếu chính xác của người khác. Từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục

người nghe.

-Nhận diện :

+ Tìm câu nêu luận điểm ( câu chủ đề ): thường đặt ở đầu câu.

+ Xác định câu bác bỏ: thường có dùng từ phủ định hoặc câu hỏi tu từ

VD:1

…Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã

than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở

nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ

An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của

Nguyễn Du nghèo hay giàu?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang

nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con

người?

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy

những từ để nói ra. …”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân

tộc bị áp bức

VD :2

“Nhiều bạn trẻ ngộ nhận rằng, hai người có nhiều điểm tương đồng trong

suy nghĩ, cách sống thì cuộc sống vợ chồng sẽ rất hợp nhau. Vì vậy khi chọn

người yêu hoặc bạn đời, các đừng chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài mà đã vội

cho rằng đấy chính là người hợp “gu” với mình. Quan điểm này hoàn toàn sai

lầm. Bởi lẽ nếu hai bạn cùng có chung quan niệm sống, cá tính mạmh mẽ thì

thường nảy sinh mâu thuẫn, sẽ không ai chịu nhường ai cả. Bạn có thể cùng sở

thích về văn học, điện ảnh ca nhạc, vui chơi, giải trí – ấy là điều tốt nhưng nếu

hai người cùng đều có ý muốn an nhàn, hưởng thụ, ích kỉ thì e rằng tổ ấm của

bạn sẽ chẳng có ai “giữ lửa” cho hạnh phúc cả”.

SƠ ĐỒ

Bài tập vận dụng

Thao tác giải thích

“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng,

không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã,

ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp,

ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không

chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên

dáng và có quy mô vừa phải”.

( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình

Hượu)

Thao tác chứng minh

“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm

lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ

ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị

tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ

USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ

thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn