XÁC ĐỊNH RÕ VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN

Câu 2:Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: “Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tácphẩm Sóng của Xuân Quỳnh”. Bình luận, phân tích, tổng hợp.Cách giải:a. Mở bài:- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ trưởng thành trongkháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu yêuthương, khát khao hạnh phúc đời thường.- Giới thiệu tác phẩm Sóng: Là một tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh khi viết về đề tài tìnhyêu. Tác phẩm được trích trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”- Nêu luận đề: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.b. Thân bài:- Vẻ đẹp người phụ nữ được thể hiện qua nỗi nhớ nhung trong tình yêu. (khổ 5)+ Đây là đoạn thơ có số lượng câu thơ trong một khổ đột nhiên tăng lên từ bốn câu thành sáucâu. Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”,“trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, thêm vào đó việc sử dụngbiện pháp điệp cấu trúc ở câu thơ 1 và 2, phép lặp từ “con sóng” và phép đối “dưới lòng sâu –trên mặt nước” đã thể hiện những dạng thức khác nhau của sóng. Sóng trên mặt đại dương,sóng trong lòng biển cả. Con sóng như đang được nhân hóa sóng là em, em là sóng nên sóngcũng biết nhớ nhung da diết.+ “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”. Con sóng nhớ bờ luôn xao động ở mọikhông gian trên mặt biển, dưới lòng sâu và mọi thời gian từ ngày tới đêm khiến sóng khônglúc nào ngủ yên. Xuân Quỳnh mượn trạng thái của sóng để diễn tả tâm lý của người con gáitrong tình yêu. Nỗi nhớ đến đây đã trở thành một quy luật do vậy nỗi nhớ ấy đã trở nên vĩnhhằng. Nhưng dường như ngần ấy thôi là chưa đủ. Hai câu thơ tiếp nhân vật trữ tình “em” đãtách bạch ra khỏi “sóng” để trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình. Nếu sóng nhớ bờ cả khi ở dướilòng sâu đến khi trên mặt nước cả đêm lẫn ngày thì em cũng nhớ anh mọi lúc mọi nơi. Nếusóng vì nhớ bờ mà ngày đêm không ngủ được thì em vì nhớ anh mà thức cả trong mơ. Hìnhảnh của người yêu đã ám ảnh trong tâm trí người con gái, trở thành một phần máu thịt của họvà dù trong vô thức hay trong tiềm thức thì hình ảnh đó vẫn hiện lên rõ ràng, chân thực. Chitiết “trong mơ còn thức” ngoài việc thể hiện nỗi nhớ sâu sắc còn thể hiện một dự cảm lo âu.Người con gái lo sợ rằng tình yêu sẽ vuột mất khỏi tầm tay bất cứ lúc nào nên cả trong mơngười con gái vẫn thức để canh giữ tình yêu. + Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đếnanh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức,thường trực trong suy nghĩ. - Vẻ đẹp người phụ nữ thông qua sự thủy chung của họ trong tình yêu. (khổ 6) + Sóng luôn tìm về với bờ cũng như em luôn hướng về nơi có anh. Đó là lòng chung thủy củangười con gái trong tình yêu. + Nếu phương Bắc, phương Nam gợi sự xa xôi cách trở thì hai động từ “xuôi”, “ngược” lại thểhiện sự gian nan vất vả. Tuy vậy, từ “dẫu” đứng đầu câu lại thể hiện bản lĩnh kiên cường củangười phụ nữ. Một khi đã yêu nhau thì đôi lứa nói chung và người phụ nữ nói riêng cũng bấtchấp tất cả mọi khó khăn để đến được với nhau. + Câu thơ cuối cùng mang một ý nghĩa vô cùng độc đáo. Nếu những con sóng có thể hướng vềbốn phương Đông – Tây – Nam – Bắc thì người con gái chỉ hướng về một nơi duy nhất, ấy lànơi anh. Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nói “Xuôi Nam, ngược Bắc” giờ đây XuânQuỳnh lại nói “Xuôi Bắc, ngược Nam” là cách nói ngược. Phải chăng tình yêu đã làm cho conngười bị đảo lộn phương hướng ? Nhưng có một phương mà em không thể nào lẫn lộn, khôngthể nào nguôi nhớ đó là phương anh. Giữa cuộc đời này, anh là bến bờ hạnh phúc duy nhất đểem hướng về. Nơi nào có anh thì ấm áp, đẹp đẽ tươi vui, nơi nào không anh thì tất cả đều trởnên u buồn, lạnh lẽo. Đó cũng chính là tấm lòng thủy chung son sắc của người con gái trongtình yêu mà Xuân Quỳnh muốn thể hiện. - Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thông qua khát khao về tình yêu vĩnh cửu. (còn lại) +) Khổ 7: khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vờicách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”. + Trăm ngàn con sóng là cụm từ chỉ số lượng. Dù có muôn vàn con sóng ở ngoài kia thì chúngcũng đều tuân theo một quy luật bất di bất dịch là tìm đến với bờ dù có xa xôi cách trở baonhiêu. + Mượn hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh như muốn khẳng định một điều rằng trái tim ngườiphụ nữ luôn hướng về người mình yêu. Đó không còn là cảm xúc nhất thời mà nó đã trở thànhquy luật mà đã là quy luật thì cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua lòng chung thủy ấy cũngkhông bao giờ biến đổi. Để rồi sau bao nhiêu khó khăn, gian nan thử thách chính lòng chungthủy sẽ giúp con sóng tới được bến bờ mà nó thổn thức nhớ mong đến nỗi không ngủ yên cũngnhư đưa em đến bên anh sau tháng ngày xa xôi cách trở. + Câu thơ như tiếng lòng hay nói đúng hơn là niềm tin mãnh liệt vào một cái kết đầy viên mãncho một tình yêu vĩnh cửu. +) Khổ 8: + Cuộc đời chỉ quỹ thời gian ngắn ngủi của một kiếp người, năm tháng chỉ dòng thời gian vôthủy vô chung. Biển cả chỉ giới hạn không gian trật hẹp trong khi đó mây trời lại chỉ khônggian rộng lớn của vũ trụ. Cuộc đời tuy dài nhưng so với dòng chảy vô tận của thời gian nó chỉlà một cái chớp mắt. Tương tự với đó, biển kia tuy rộng nhưng nếu đem so sánh với mây trờithì nó thật nhỏ bé biết bao. Đem đặt cái hữu hạn cạnh cái vô hạn Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗilo ấu trước sự phù du của kiếp người. Rồi một ngày nào đó, anh và em sẽ không còn nữa đồngnghĩa với với việc chúng ta sẽ không thể yêu nhau. + Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành củamình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia. Có thể nói Xuân Quỳnh yêuthương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử tháchtrong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt quathử thách đến với bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời giandài đằng đẵng và đám mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa. + Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập để nói lêndự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu. Yêuthương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu con sóngnhỏ của mình vào biển lớn tình yêu – tình yêu bao la, rộng lớn – để sống hết mình trong tìnhyêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa. +) Khổ 9: + Câu thơ “Làm sao được tan ra” là một câu thơ mang cấu trúc cầu khiến, nghi vấn thể hiệnniềm mong ước da diết và hiện thực. Tan ra là hi sinh, là dâng hiến, là mong được hóa thân.Tan ra thành trăm con sóng là mong ước biến cái hữu hạn thành cái vô hạn. Xuân Quỳnhmuốn vượt qua cái hữu hạn của đời người giống như con sóng kia ngàn năm còn vỗ giữa biểnlới tình yêu. Đó là tiếng lòng của một tâm hồn giàu đức hi sinh và lòng cao thượng. + Cuộc đời là biển lớn tình yêu, kết tinh vị mặn ân tình, được tạo nên và hòa lẫn cùng trămcon sóng nhỏ. Trong quan niệm của nhà thơ, số phận cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng.Sóng không phải là biểu tượng của một cái tôi ngạo nghễ, cô đơn và ích kỷ sóng là sự tổnghòa những vẻ đẹp khác nhau để tạo thành biển lớn. Song song với đó như một lẽ thường tìnhcái tôi ích kỷ nhỏ bé trật hẹp sẽ không thể tạo nên một tình yêu đẹp. Chỉ có lòng bao dung vàtrái tim yêu thương vượt lên trên mọi ích kỷ tầm thường để tạo ra một tình yêu vĩnh cửu. Nhàthơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dươngbao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Người yêungười, sống để yêu nhau” (Tố Hữu).. c. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.