NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI(LÊ MINH KHUÊ)I. GIỚI THIỆU CHUNG.

Câu 5 : Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định. (khoảng 12 -> 15 câu )Gợi ý : Triển khai các ý sau : Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc.- Cô rất trẻ , có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố. - Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng : cô hiện lên rất đờithường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn : nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát. ( Cảm xúc của Đình trướccơn mưa đá)- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã…., nét kiêu kì của những cô gái Hà thành)- Tình cảm đồng đội sâu sắc : yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà côgặp trên tuyến đường Trường Sơn. (Chăm sóc Nho khi Nho bị thương….)- Ngời lên những phẩm chất đáng quý : có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin….- Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể hiện tâmtrạng suy nghĩ của nhân vật. Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí của những nữ thanh niên xungphong. Nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục vềphẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.Đoạn văn mẫu : Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, cô mang theo những kỉ niệm đẹp của một thời học sinh vôtư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương quá đối với thành phố của cô (1). Ở chiếntrường 3 năm, đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng cô không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai : nhạy cảm, mơ mộng và thích được hát(2). Côhồn nhiên đến đáng yêu khi gặp cơn mưa đá trên cao điểm : « Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra củaNho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng. Rồi mưa tạnh, tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nóinổi »(3). Cùng với trận mưa đá ấy, những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô « xoáy mạnh như sóng »biết bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố và quê hương (4). Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịumát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường (5). Là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biếtđiệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình (6).Biết mình được các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón,cô luôn kín đáo giữa đám đông : « đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mìm chặt »(7). Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ, luôn lo lắng sau mỗi lần phá bom : « Tôi phủiáo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao… Chi Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị… Tôi moi đất, bế Nho đặtlên đùi mình », rồi chăm sóc đồng đội như một y tá(8). Cô còn yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ màcô gặp trên tuyến đường Trường Sơn (9). Trong suy nghĩ của cô : « những người đẹp nhất, thông mình, canđảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ (10). Cuộc sống chiến đấu đốimặt với kẻ thù hàng ngày, thần Chết luôn đe doạ từng giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tínhdũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ (11). Công việc hàng ngày của cô và đồng đội rất nhiềuvà nguy hiểm : phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả », công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim, nhưng cônói về chừng ấy công việc gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, cô nghĩ về công việc của mình quá giản dịvà còn cho là có cái thú riêng : « có ở đâu như thê này không. Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bayđang ầm ì xa dần. Thần kinh căng ra như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chận chạy mà vẫn không biếtrằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽnổ » (12). Chiến tranh và đạn bom giặc Mỹ đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết :« quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chếtmờ nhạt, không cụ thể » (13). Thế đấy, những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho ngườiđọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục (14).Tất cả đã được tác giả kể chân thực, sinh động và tựnhiên qua tâm lí nhân vật ở những sự việc và chi tiết có ý nghĩa trong truyện, và những nét tâm lí này lại đượcchính nhân vật nói lên qua vai kể của mình nên lại càng thấm thía(15).