ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

2. Đoạn văn tham khảo:

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất

thành công trong việc thể hiện rõ giá trị của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.

Các điệp ngữ trên đều được nằm ở đầu các câu thơ. Vị trí đó có lẽ chính là dụng ý của

nhà thơ để tạo nên cái hay cho bài thơ. Tác giả vừa sử dụng điệp ngữ nối liền và điệp ngữ

cách quãng để tạo nên sự phong phú cho các điệp ngữ, tránh sự nhàm chán. Cách sử dụng

điệp ngữ trong đoạn thơ trên nhà thơ còn muốn tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ. Các

điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn ở một bản nhạc, góp phần gợi

không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến

đấu.

Đề 5:

Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu

đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được

sử dụng trong khổ thơ trên.

Gợi ý:

Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước vất vả và gian lao. Hình ảnh đất

nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù "vất vả và gian

lao".

- Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên

hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng

cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh

tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới.

- Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của

đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.

**Đoạn văn tham khảo:

- Để làm cho đoạn thơ trên gây ấn tượng sâu sắc, chúng ta không thể không nhắc

tới cách sử dụng các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ. Trong bốn câu

thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao” kết hợp với nghệ thuật hoán dụ

"đất nước” đã cho ta thấy được hình ảnh một đất nước trải dài hàng ngàn năm lịch sử để

phát triển và đi lên. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người

chị tần tảo, đảm đang, tháo vát, cần cù vươn lên trong cuộc sống. Khi so sánh đất nước

với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm

nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một

sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng

Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. Các biện pháp tu từ đã tạo nên dấu ấn cho

đoạn thơ, hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của

B. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề 1 : Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải.