CÂU 2 ( 10 ĐIỂM) CÂU 2 ( 10 ĐIỂM)

2. Giải thích (2,0 điểm)

– Trào phúng có nghĩa là dùng lời lẽ khôi hài để mỉa mai, cười nhạo kẻ khác. Tiếng cười

thường được tạo ra khi người ta phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng, đó chính là sự mâu

thuẫn hay không tương xứng giữa bản chất và biểu hiện, giữa mục đích và phương tiện,

đặc biệt là giữa nội dung (xấu xa) và hình thức (đẹp đẽ). Muốn tiếng cười xuất hiện, đối

tượng phải mang tính hài, đối tượng được miêu tả bằng bút pháp phóng đại, biếm hoạ,

giọng văn giễu nhại.

– Văn học của tiếng cười là một khái niệm chỉ tất cả các thể loại, các tác phẩm văn học

mang cảm hứng trào phúng, sử dụng bút pháp trào phúng, lấy tiếng cười làm mục đích

hài hước, phương tiện bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai, phê phán cái xấu, cái đáng cười.

Đó là ca dao hài hước, trào phúng, truyện cười dân gian, thơ trào phúng (của Nguyễn

Khuyến, Tú Xương…), truyện trào phúng (của Nguyễn Công Hoan…)

– Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực trào

phúng giai đoạn 1930-1945