(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài

viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Người lái đò Sông Đà

- Dạng bài: Phân tích, cảm nhận

- Yêu cầu: làm rõ đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, đồng thời bàn luận và đánh giá về đoạn trích, tài năng

của nhà văn.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

- Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt Nam

CHUNG

Khái quát vài

nét về tác giả -

hiện đại. Nguyễn Tuân “là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. Vẻ

đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

tác phẩm

được thể hiện trên những kiệt tác văn chương như Vang bóng một

thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972) ... Văn

Nguyễn Tuân rất uyên bác, độc đáo. Các kiến thức về văn hoá, địa lí,

0,5 điểm

lịch sử, phong tục, những miền quê, những vùng đất... được ông kể

rất đậm đà, duyên dáng. Ông là bậc thầy về ngôn ngữ văn chương

giàu có, sáng tạo.

- Người lái đò Sông Đà là bài tuỳ bút được in trong tập Sông Đà

(1960) của Nguyễn Tuân. Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ

mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào

hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi, không chỉ để thoả mãn cái

thú tìm đến những miền đất lạ cho thoả niềm khát khao "xê dịch”, mà

chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng "thứ vàng mười

đã qua thử lửa" ở tâm hồn của những con người lao động và chiến

đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó.

- Những đoạn trích dưới đây là những áng văn hay nhất trong bài tuỳ

bút, miêu tả lại đoạn Tà Mường Vát và khúc thác đá Sông Đà, đã làm

bật lên hình ảnh con Sông Đà hung bạo, kẻ thù số một của loài

người.

Hình ảnh sông

- Nguyễn Tuân không tả như cách người ta vẫn tả, dẫn cảm xúc như

TRỌNG

Đà đoạn Tà

cách người ta vẫn dẫn. Đoạn văn nói về cảnh Tà Mường Vát là một

TÂM

Mường Vát

thước phim vô cùng độc đáo, hấp dẫn. Nó đến từ cách nhà văn khám

phá những cái hút nước trên mặt sông đầy tài hoa, tỉ mỉ:

- Trong điểm nhìn từ bên ngoài: Nhà văn Nguyễn Tuân đã đem

đến hàng loạt những so sánh về cả hình ảnh, âm thanh để phác họa

4 điểm

những cái hút nước trên sông đoạn Tà Mường Vát:

+ Trước hết là về hình ảnh, ông đã liên tưởng ngay đến những cái

giếng bê tông. Hình dung trong độc giả sẽ hiện lên ngay cái miệng

giếng rộng, đáy sâu, vô cùng vững chắc do được cấu tạo từ gạch, sỏi,

cát và xi măng trộn lên mà thành. Hút nước trên sông Đà cũng vậy,

nó chính là những cái giếng bê tông được xây trên mặt sông Đà, và

đặc biệt hơn, tuy chất liệu của nó là nước, nhưng với trạng thái xoáy

tít, độ vững chãi và sức phá hủy của nó cũng không thua kém bê

tông.

+ Sức mạnh của những cái hút nước: Qua sự tái hiện hình ảnh một

chiếc bè gỗ (chiếc bè lớn, cấu tạo chắc chắn, chở gỗ nặng, lại ngâm

nước, do vậy mà vững như bàn thạch) khi vô tình lọt vào hút nước

Sông Đà, ngay lập tức, cái hút ấy lôi tuột chiếc bè xuống, để nói sự

mau lẹ, cái khoảnh khắc xoáy nước đã vồ lấy đối tượng vô tình đi

qua nó. Và sau mươi phút “ngẫu nghiên’' chiến lợi phẩm, cái bè đã

tan xác ở khuỷnh sông dưới.

- Góc nhìn bên trong: Chưa dừng lại ở đó, nhà văn còn dụng công

trong việc hình dung ra hình ảnh của những chiếc xoáy nước với giả

tưởng đặt vào lòng nó một chiếc máy quay phim từ một anh quay

phim liều lĩnh. Có thể nói đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

+ Hình ảnh bên trong xoáy nước là về độ cao từ đáy đến mặt sông:

cao đến vài sải. Từ dưới đáy nhìn lên thấy một màu xanh ve của nước

sông, cảm tưởng như đó là một khối thủy tinh được tạo bởi nước, vẻ

đẹp bên trong khiến người ta xuýt xoa, bởi chẳng ai dám lại gần, chứ

đừng nói mạo hiểm khám phá cả bên trong.

1. Thác đá qua cảm nhận thính giác:

Đà đoạn thác

- Thác đá khi ở xa: được cảm nhận qua bốn tính từ: van xin, khiêu

đá

khích, gằn, chế nhạo. Có thể nói, không như cách miêu tả âm thanh

thông thường, với những từ chỉ âm thanh để miêu tả tiếng nước thác

như ầm ầm, rào rào... mà nhà văn còn sử dụng những từ chỉ trạng

thái, thái độ của con người để gán lên âm thanh tiếng nước thác. Với

cách dịch chuyển này, nhà văn đã đem lại cho người đọc cảm giác, ở

xa kia, không còn là thác nước nữa, chờ đón con thuyền chính là con

quái vật hung hăng, đầy hiểm ác.

- Thác đá khi lại gần: nó đã biến thành một tổ hợp trường đoạn âm

thanh khủng khiếp, chưa từng thấy. Nó đem đến sự giật thột, cái bàng

hoàng trước luồng âm thanh va đập, phóng thẳng vào màng nhĩ. Đi

bóc tách các luồng âm thanh này, ta sẽ thấy lần lượt hiện lên:

+ Là tiếng rống của hàng ngàn con trâu mộng đang hoảng sợ, tiếng

nổ của rừng vầu tre nứa bị cháy: với cấu tạo đặc biệt là rỗng ruột, khi

cháy, vầu, tre, nứa sẽ có tiếng nổ lớn. Là tiếng xèo xèo của da trâu

cháy. Và đặc biệt nhất, đó là bước chân chạy của những con trâu

mộng đang hoảng sợ, giẫm đạp, phá tuông, hoảng loạn. Ta có thể

hình dung ra ngay khung cảnh hỗn loạn đó, với thân hình to lớn, đồ

sộ, lại đông đảo, cùng chạy khỏi rừng lửa, những bước chân trâu

không chỉ làm nên âm thanh, nó còn làm chấn động, làm tròng

chành, rung chuyển cả không gian trên bờ, dưới mặt.

+ Qua mô tả âm thanh, có thể nói, chưa cần phải nhìn, ta đã cảm

nhận được sự kỳ vĩ của thác đá Sông Đà. Và bằng nghệ thuật miêu tả

độc đáo: Lấy lửa tả nước, lấy rừng tả sông, Nguyễn Tuân đã cho ta

thấy sức mạnh của ngòi bút tài hoa, của trí tưởng tượng tuyệt vời của

một bản lĩnh hiếm ai có.

2. Thác đá qua cảm nhận thị giác:

- Cái nhìn khái quát: Chỉ bằng câu văn: “Sóng bọt đã trắng xóa cả

chân trời đá".

Câu văn đã giúp ta cảm nhận được cả độ cao của thác

và tính chất lòng sông. Để sóng bọt tung trắng xóa cả không gian,

trước hết thác phải rất cao, thứ hai lòng sông phải toàn đá, có như

vậy độ va đập khi nước chạm lòng sông mới làm văng lên những bọt

nước, mới trắng xóa, che lấp cả tầm nhìn gần. Nhưng ấn tượng hơn là

cụm từ “chân trời đá”. Cụm từ này nói lên hình ảnh thật kỳ vĩ, bằng

góc nhìn ra xa, lên cao, đến tận cuối chân trời, không nhìn thấy chân

mây, hay mặt đất quen thuộc, mà chỉ thấy lổm ngổm, ngổn ngang

toàn đá là đá, đá vươn dài, bò đến tận chân trời.

- Cái nhìn cận cảnh:

+ Đá ở đây ngàn năm mai phục, lũ đá Sông Đà chính là những binh

tướng lão luyện, dạn dày qua hàng trăm trận đánh, qua hàng nghìn

năm tích lũy kinh nghiệm, do đó mà vô cùng dũng mãnh. Sở trường

của chúng là ẩn nấp, mai phục.

+ Thế đòn hiểm của đá là biết chồm cả dậy để vồ lấy thuyền, vô cùng

bất ngờ, đẩy đối phương vào thế bị động. Cách miêu tả của nhà văn

thật kỳ thú, trong hình dung của ông, sự dập dềnh của sóng nước phủ

lấy đá, làm đá lúc ẩn, lúc chồi như sự mai phục, như thể đá biết nhào,

vồ những con thuyền. Đặc biệt hơn, khi chiếu vào từng hòn đá, mới

thấy từng hòn biểu lộ sắc thái, vẻ mặt riêng, không hòn nào giống

hòn nào, nhưng đều có điểm chung là hung hăng, hiếu chiến.

+ Đá ở đây không chỉ dạn dày trận mạc, cái ác hiểm nhất của chúng

là cách sắp xếp thành trùng vi thạch trận với ba vòng đầy hiểm ác. Vị

tổng tư lệnh Sông Đà đã bày binh bố trận thành trận đồ bát quái đầy

hóc hiểm, khó lòng mà vượt thoát.

+ Và trong con mắt nhà văn, khúc sông này, tựa như một khu căn cứ

kiên cố, được cài đặt trong đó những boong ke chìm, pháo đài đá nổi,

nhà văn gọi những con thuyền chèo qua đây là những con thuyền du

kích, để nói khu căn cứ quân sự chết chóc ấy, đến dấu ấn của vị tổng

tư lệnh Sông Đà - kẻ thù số 1 của con người nơi đây.

- Người lái đò Sông Đà

chính là cuộc đổ bộ ngôn từ mà Nguyễn

Đánh giá và

bàn luận

Tuân đã chỉ huy cực tài ba. Hai hình tượng Sông Đà và ông lái đò đã

đáp gọi được nhiệt hứng, nguồn mạch của cây bút ham thích cái dị

biệt.

- Nguyễn Tuân đã huy động cả nghệ thuật văn chương - lẫn các hình

thức nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, vũ

đạo, điện ảnh... Ông thường sử dụng nghệ thuật điện ảnh khiến cho

những trang văn như phập phồng, tạo sức gợi.

- Chất tài hoa của Nguyễn Tuân còn ở cách sử dụng và huy động vốn

Tiếng Việt thật tài tình. Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là bậc “chuyên

viên cao cấp của Tiếng Việt” quả không hổ danh.