NUNG MỘT HỖN HỢP RẮN GỒM A MOL FECO3 VÀ B MOL FES2 TRONG BÌNH KÍN CHỨA...

Câu 11 : Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO

3

và b mol FeS

2

trong bình kín chứa không khí (dư).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là

Fe

2

O

3

và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa

a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể).

A. a = 0,5b. B. a = b. C. a = 4b. D. a = 2b.

# Đáp án B.

Bài tập này có thể giải quyết theo 2 cách:

Cách 1: Viết PTPƯ đốt cháy.

4FeCO

3

+ O

2

→ 2Fe

2

O

3

+ 4CO

2

; 4FeS

2

+ 11O

2

→ 2Fe

2

O

3

+ 8SO

2

Cách 2: Áp dụng định luật bảo toàn e.

a mol FeCO

3

→ a mol CO

2

và cho a mol e, b mol FeS

2

→ 2b mol SO

2

và cho 11b mol e.

O

2

+ 4e → 2O

-2

11b a +

Áp dụng định luật bảo toàn e, ta có n

2

=

O

4

Cả 2 cách làm đều cho ta một kết quả là:

Áp suất khí trong bình không đổi ⇔

1 a +11 b = a + 2b

⇔ a = b.

4 4

Ở đây, các em phải lưu ý rằng 2 cách làm đều có cùng 1 bản chất, vì ở cách 1, muốn cân bằng

phản ứng đã cho ta phải áp dụng định luật bảo toàn e rồi. (^^ dĩ nhiên, hạn chế viết ptpư cũng là một

phong cách riêng của Sao băng).

Trong trường hợp của câu hỏi này, các đáp án gây nhiễu có phần cảm tính khi xếp chúng đôi

một gấp đôi nhau, mặc dù vậy, cũng giống như câu 10, đây là những đáp án “có thể chấp nhận được”.

Tuy nhiên, sẽ là hay hơn nếu ta xếp các đáp án gây nhiễu dựa trên việc đánh giá những điểm yếu của

thí sinh. Ví dụ a = 1,67b dựa vào việc thí sinh có thể xác định sai số oxh của S trong FeS2 là -2, ...,

cũng có ý kiến cho rằng nên thêm đáp án a = 5b với lập luận là thí sinh có thể nhầm nếu chỉ căn cứ

vào hệ số của phương trình mà xem chất rắn cũng có thể tích như chất khí. Tuy nhiên, theo tôi thì khả

năng này khó có thể xảy ra, vì trong đề bài đã có ghi rất rõ ràng “thể tích các chất rắn là không đáng

kể”

Bài này làm trong 20-30s