CHO MỘT LƯỢNG BỘT ZN VÀO DUNG DỊCH X GỒM FECL2 VÀ CUCL2. KHỐI LƯỢNG CH...

Câu 56 : Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl

2

và CuCl

2

. Khối lượng chất rắn sau khi

các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch

sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là

A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.

# Đáp án A.

Theo bảo toàn khối lượng, khối lượng chất rắn giảm = khối lượng muối tăng.

⇒ m(X) = 13,6 – 0,5 = 13,1 gam.

Câu này không khó, làm trong 15-20s.

Qua việc giải nhanh các bài tập trong đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B năm 2008 môn Hóa, ta

rút ra một số nhận xét như sau:

1, Đề thi năm nay về cơ bản là tương đương với đề thi ĐH năm ngoái (2007) tuy nhiên các em

học sinh cũng như giáo viên đã làm quen tốt hơn với hình thức thi trắc nghiệm cũng như các dạng bài

tập thi trắc nghiệm có thể rơi vào đề thi nên có sự chuẩn bị tốt hơn. Đề thi cũng chưa có thêm nhiều

câu hỏi mới, dạng bài mới có ý tưởng hay và độc đáo, nhiều phương pháp mới có thể cho ra những

bài tập rất hay như “Phân tích hệ số và ứng dụng” còn chưa được khai thác trong đề thi, các câu hỏi

hay vẫn chỉ xoay quanh Phương pháp bảo toàn khối lượng, tăng – giảm khối lượng và bảo toàn

electron. Đây là một điểm hạn chế lớn của đề thi, và do đó tôi tin tưởng và hy vọng rằng phổ điểm

chung của năm nay vẫn khả quan hơn năm ngoái.

2, Tỷ lệ kiến thức lớp 12 tiếp tục chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo trong đề thi ĐH với

khoảng 80 - 85% câu hỏi cho các nội dung liên quan (tỷ lệ này có phần cao hơn so với các năm

trước, kể cả năm 2007). Tuy nhiên, Hóa học và Toán học không giống như Vật lý hay Sinh học, kiến

thức để thi môn Hóa mang tính liên tục, đòi hỏi thí sinh vẫn phải nắm vững những nguyên lý, những

định luật và những phương pháp tư duy Hóa học cốt lõi được tích lũy từ lớp 10, lớp 11. Đan xen vào

mỗi câu hỏi ta vẫn thấy một sự thống nhất, sự liên tục về kiến thức.

3, Nếu so sánh với đề thi khối A, thì đề thi môn Hóa của khối B năm nay hay hơn về mặt ý

tưởng, đồng thời cũng có mức độ phân loại thí sinh cao hơn, thí sinh phải có kiến thức Hóa học và tư

duy logic tương đối mạnh thì mới có thể vận dụng tốt “chiến thuật chọn ngẫu nhiên” một cách có hiệu

quả. Mặc dù vậy, trong đề thi vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu trong suy nghĩ, nhận thức của người ra đề

đồng thời với đó là sự cẩu thả, tùy tiện trong việc đưa ra phương án “nhiễu” (tôi sẽ có bài viết phân

tích cụ thể những yếu kém về 2 đề thi này sau) nếu tỉnh táo, thí sinh hoàn toàn có thể vượt qua dễ

dàng những “phương án nhiễu”. Sai sót do lỗi đánh máy ở câu hỏi về phản ứng tách nước tạo ete

của rượu là một lỗi khó có thể chấp nhận được trong một văn bản quan trọng như đề thi ĐH, lỗi sai

này có thể biến đề thi khối B năm nay trở thành đề thi tệ nhất trong số các đề thi ĐH kể từ thời điểm

thi 3 chung.

4, Để giải nhanh được một bài toán mà rộng hơn là một đề thi Hóa học, đòi hỏi sự kết hợp

nhuần nhuyễn và hiệu quả 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp (chú ý là tôi

xếp phương pháp ở hàng thứ yếu, cuối cùng), mà mỗi một yếu tố đều đòi hỏi một quá trình rèn

luyện tích cực và đúng hướng (nên cần phải được hướng dẫn). Những mốc thời gian làm bài tôi đặt

ra trong đáp án là trong điều kiện lý tưởng, với một học sinh đã hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên và trong

điều kiện như vậy thì một đề thi ĐH (dù từng được đánh giá là khó) cũng có thể giải quyết được

trong vòng 15-20 phút. Tất nhiên, tâm lý thực tế ở trong phòng thi sẽ khác và không có nhiều học

sinh hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên, song, phải nói như vậy để các em thấy và tự tin rằng “việc giải trọn

vẹn đề thi ĐH trong vòng 30 phút không phải là điều không thể và trong 60-90 phút thì là điều

hoàn toàn có thể”

Hy vọng là qua những gì đã trình bày ở trên, các em thí sinh những năm sau sẽ tự tìm ra cho

mình một hướng tư duy đúng, một cách làm bài nhanh và có hiệu quả. Đồng thời, cũng có được

những thông tin bổ ích để tìm ra cho mình một phương án ôn tập phù hợp nhất nhằm nâng cao cả 4

yếu tố trên. Nhất là khi Bộ GD – ĐT gần như chắc chắn sẽ phải từ bỏ kế hoạch gộp 2 kỳ thi ĐH và

Tốt nghiệp THPT làm một (tôi sẽ có bài viết phân tích những bất hợp lý của dự thảo này sau).

Chúc các em học tốt và thi tốt!!!

**********************

Để hiểu rõ hơn một số phương pháp đã sử dụng trong đáp án cũng như nâng cao tốc độ và hiệu

quả làm bài, mời các bạn và các em tìm đọc các bài giảng về phương pháp của Sao băng lạnh giá –

Vũ Khắc Ngọc tại Blog: https://traloihay.net / vkngoc49cns

hoặc http:// my.opera.com/ saobanglanhgia/ blog/

Bài toán hữ u cơ kinh điển 12 cách giải củ a Sao băng lạ nh giá

Vấn đề rèn luyện kỹ nă ng tính ở tr ường phổ thông

Công thức t ính nhanh cho bài toán vô cơ kinh điển củ a Sao băng l ạnh giá

Đáp án chi t iết cho đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ môn Hóa khối A nă m 2008 mã đề 794

Đáp án chi t iết cho đề thi tuyển sinh ĐH - CĐ môn Hóa khối A nă m 2007

Đánh gi á đầ y đủ hơn ý nghĩ a c ủa p hương pháp ghép ẩn số

Một số điều chỉnh trong kế ho ạch k hai giảng các lớp họ c nă m 2008-2009

Hiểu đúng hơn về chất lưỡng tính

Phân tích h ệ số ph ản ứ ng và ứng d ụng trong giải nhanh bài toán Hóa h ọc

Hình không gian - chuyên đề: Khoả ng cách

Phương pháp đường chéo: sau 2 nă m, có gì mớ i

Phương pháp vect ơ t rong gi ải toán hình học không gian

Khái niệ m độ bất bão hòa và ứng dụng trong giải toán

Phương pháp ghép ẩn s ố - nhữ ng biến đổi đ ại s ố

Bài toán kinh điển c ủa Hóa họ c: bài toán 9 cách gi ải

Quy t ắ c viết công th ứ c Cấu tạo theo Lewis, CTCT + D ạng lai hóa + Hình h ọ c p hân tử

Một bài Hóa thi ĐH n ă m 2006

Chiến thuật chọn ng ẫu nhiên trong bài thi trắ c nghiệ m Hó a học

Chuyển đổi các công th ức biểu di ễ n phân tử đư ờng

Phân tích h ệ số cân bằ ng của phả n ứng và ứng dụng trong gi ải nhanh bài toán hóa học

Các bài giảng của Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc có thể được sử dụng, sao chép, in ấn,

phục vụ cho mục đích học tập và giảng dạy, nhưng cần phải được chú thích rõ ràng về tác giả.

Tôn trọng sự sáng tạo của người khác cũng là một cách để phát triển, nâng cao khả năng

sáng tạo của bản thân mình ^^

Liên hệ tác giả:

Vũ Khắc Ngọc – Phòng Hóa sinh Protein – Viện Công nghệ Sinh học

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Điện thoại: 098.50.52.510

Địa chỉ lớp học: p107, K4, Tập thể Bách Khoa, Hà Nội

(phụ trách lớp học: 0942.792.710 – chị Hạnh)