CẢM NHẬN CỦA ANH/ CHỊ VỀ HAI ĐOẠN VĂN SAU ĐÂY

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau đây: a. “…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân… Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…” (Nguyễn Tuân – Người lái đò Sông Đà) b. “…Từ tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả …” (Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông?) ... Hết... Thí sinh không sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Khối: 12 Phần Câu Nội Dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể loại của văn bản báo chí trên: đáp án C. Phỏng vấn 0,5 0,5 2 Nội dung cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề: thái độ, ý kiến của I ông Lương Hoài Nam trước phản ứng của dư luận về đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt những ngày gần đây của PGS.TS Bùi Hiền 1,0 3 -Theo ông Lương Hoài Nam, cần khuyến khích xã hội tranh luận vì: Văn hóa tranh luận trong xã hội ta vẫn còn kém. - Tranh luận, phản biện phải dựa trên tinh thần cầu thị và có văn hóa. 4 HS có thể trình bày suy nghĩ tự do trong 3-5 dòng

:

Tranh luận có văn hóa và chung sống với sự khác biệt quan điểm: Tranh luận trên tinh thần cầu thị, không nhìn nhận đánh giá một cách phiến diện, tôn trọng ý kiến cá nhân, không phản ứng tiêu cực và xúc phạm cá nhân.. LÀM VĂN 1 Việc đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền có 2,0 người đồng tình cũng có người phản đối. Bản thân anh/chị có ý kiến như thế nào về đề xuất này? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. 0,25 Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề. b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Nghị luận về đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. II Một vài định hướng về nội dung: - HS có thể trình bày ý kiến riêng: đồng tình hay không đồng tình nhưng phải lý giải thuyết phục, tranh luận một cách có văn hóa, tránh xúc phạm cá nhân.

3

- GV tùy vào lập luận của HS để đánh giá. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp của hai dòng sông qua hai 5,0 đoạn văn trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0,5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Vẻ đẹp của Sông Đà và Sông Hương qua hai đoạn văn trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. c. Triển khai vấn để cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, vận dụng tốt các thao tác lập luận (trong đó phải có thao tác phân 3,0 tích, so sánh); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. - Giới thiệu khái quát phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, khái quát tác phẩm: 1,5 - Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn văn: + Đoạn văn trong bài: “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân: *Nội dung:  Tập trung miêu tả vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn của Sông Đà (hình dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, màu sắc thay đổi độc đáo...)  Cái tôi tài hoa, đắm say trước cảnh đẹp của Nguyễn Tuân. *Nghệ thuật:  Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn dài trùng điệp, âm điệu nhịp nhàng  So sánh nhân hóa độc đáo, từ ngữ giàu chất tạo hình, phối

4

hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh. + Đoạn văn trong bài: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:  Miêu tả vẻ đẹp sông Hương đoạn chảy qua đồng bằng: thủy trình, sự linh hoạt của dòng chảy, vẻ biến ảo của màu sắc, vẻ uy nghi, trầm mặc của cảnh vật...  Tình yêu xứ Huế, tự hào về sông Hương; cách cảm nhận bình dị nhưng tinh tế, tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.  Hình ảnh chân thực, gợi cảm; câu văn dài nhưng khúc chiết, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.  So sánh gần gũi, xác thực, đưa địa danh khéo léo.. - So sánh để thấy được vẻ đẹp riêng của hai đoạn văn: + Sự tương đồng:  Cùng miêu tả vẻ đẹp kỳ ảo của hai dòng sông; cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên đất nước;  Cảm xúc tinh tế, năng lực cảm nhận và phân tích tuyệt vời; thể văn tùy bút đậm đà chất trữ tình, giàu hình ảnh nhạc điệu, cái tôi tài hoa... + Sự khác biệt:  Nguyễn Tuân xúc cảm nồng nàn, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo, cảnh sắc được miêu tả bao quát ở nhiều khía cạnh, góc độ, thời gian...  Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư, cảnh sắc được bao quát từ một góc nhìn.. d. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ. Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Lưu ý : HS có thể viết theo cách riêng của mình, giám khảo dựa vào kĩ năng và nội dung bài làm của HS để đánh giá.

5