PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: a. Nghề cá: - Tiềm năng phát triển: Nhiều bãi cá, tôm với 2 ngư trường lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều đầm phá, các tỉnh đều giáp biển. - Tình hình phát triển: + Sản lượng: 642 nghìn tấn (2005) - Sản lượng cá: 420.000 tấn. + Các loại cá có giá trị kinh tế lớn: Cá thu, cá nục, cá ngừ đai dương, cá hồng và nhiều loài tôm, mực,... - Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà. - Hoạt động chế biến hải sản phong phú đa dạng. Nước mắm Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon. - Tương lai ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm và phục vụ xuất khẩu. - Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa cấp bách. b. Du lịch biển: - Nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận)… => phát triển du lịch và các họat động nghĩ dưỡng. - Nha Trang: Điểm đến hẫp dẫn. Đà Nẵng: Trung tâm du lịch quan trọng. - Hình thức phong phú: Du lịch biển đảo, du lịch an dưỡng, thể thao. c. Dịch vụ hàng hải: - Địa hình khúc khuỷu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu. - Cảng nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất. - Vịnh Vân Phong: Hình thành cảng trung trung chuyển quốc tế lớn nhất tại VN. d. Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối: - Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận). - Sản xuất muối: Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), …