BÀI 28 TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPI.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

BÀI 28 TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I.Kiến thức trọng tâm:

I. Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sx công nghiệp trên

một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả kinh tế cao.

II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

-Bên trong:

+VTĐL

+TNTN: khoáng sản, nguồn nước, tài nguyên khác

+Điều kiện KT-XH: dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị…

-Bên ngoài:

+Thị trường

+Hợp tác quốc tế: Vốn, công nghệ, tổ chức quản lý

III.Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

a) Điểm công nghiệp: có nhiều ở Tây Bắc, Tây Nguyên

b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: tập trung ở ĐNB, ĐBSH, DHMT

c) Trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn như: tp.HCM, HN có ý nghĩa quốc gia.

d) Vùng công nghiệp: cả nước có 6 vùng công nghiệp.

- Vùng 1: các tỉnh thuộc TD-MN Bắc Bộ, trừ Quảnh Ninh.

- Vùng 2: các tỉnh thuộc ĐBSH và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

- Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.

- Vùng 5: các tỉnh thuộc Động Nam Bộ, Lâm Đồng, Bình Thuận.

- Vùng 6: các tỉnh thuộc ĐBSCL.

II.Trả lời câu hỏi và bài tập:

1/ Tại sao các khu công nghiệp tập trung (KCN) lại phân bố chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH và DHMT?

- Đây là những khu vực có VTĐL thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao thương.

- Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là GTVT và TTLL.

- Nguồn lao động dồi dào có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Có các vùng kinh tế trọng điểm.

- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn trong cả nước.

- Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, năng động.

2/ Tại sao Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?

- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng, thuỷ sản…và là

vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế lớn nhất

nước.

- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.

- Có đường lối phát triển năng động.

3/ Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp.

Cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

- Vùng 6: các tỉnh thuộc ĐBSCL.

* Một số đặc điểm chính :

-Có quy mô lãnh thổ lớn nhất trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

-Có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất, công nghệ,...

- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng.

-Có một hoặc vài ngành công nghiệp chuyên môn hóa.

- Thường có một TTCN mang tính chất tạo vùng hoặc là hạt nhân cho sự phát triển của vùng.

4/ Hãy trình bày quy mô và cơ cấu ngành của 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội & tp.HCM. Tại sao

hoạt động công nghiệp lại tập trung ở 2 trung tâm này?

a.Quy mô và cơ cấu:

Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện

kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.

Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 10.000-50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim

đen, luyện kim màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy.

b.Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế :

-Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có

cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT

phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước

ngoài vào lớn nhất cả nước.

-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân

cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông

quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau

tp.HCM.