9,11 HOẠT ĐỘNG NHÓMPHƯƠNG PHÁP

8,9,11 Hoạt động nhóm

Phương pháp: vấn đáp, quan

Vai trò của nhôm trong

sát

Đàm thoại

đời sống và công nghiệp

Công cụ: sản phẩm của HS

sản xuất nhôm

thông qua kết quả thảo luận

trình bày trên giấy Ao

Hoạt động 8: Luyện tập 1,2,4,5 Sử dụng bài tập Phương pháp: vấn đáp, quan

Công cụ: câu hỏi và đáp án

IV. Các hoạt động học

Tiết 1, 2, 3: HS nghiên cứu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí, hoá

học của nhôm và một số hợp chất quan trọng của nhôm theo các hoạt động cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Trong giờ học trước, GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS tra cứu thông tin

từ sách, báo, internet... tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm và một số hợp chất quan trọng của

nhôm.

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

GV nêu vấn đề: Nhôm và hợp chất của nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn,

vậy chúng có tính chất như thế nào? Làm thế nào để khai thác và sử dụng nhôm một cách

hiệu quả, bảo vệ môi trường?

Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử nhôm

GV yêu cầu HS xác định vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn từ đó viết cấu hình

electron nguyên tử Al và xác định số oxi hoá của Al trong các hợp chất.

Sản phẩm cần đạt được:

- Ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA

- Cấu hình electron: 1s

2

2s

2

2p

6

3s

2

3p

1

.

- Số oxi hóa : +3

Hình thức đánh giá

Đánh giá sản phẩm của HS thông qua câu trả lời ghi lên bảng

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm và một số hợp chất của nhôm

GV tổ chức theo tiến trình sau: Kiểm tra sự chuẩn bị nhiệm vụ ở nhà của HS và yêu

cầu đại diện 01 HS trình bày tính chất vật lí của nhôm và một số hợp chất quan trọng của

nhôm; HS trong lớp nhận xét, bổ sung; GV nhận xét và kết luận.

- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt

tốt.

- Al

2

O

3

: chất rắn màu trắng, không tan trong nước và không tác dụng với nước

- Al(OH)

3

là chất rắn màu trắng, kết tủa ở dạng keo

Đánh giá sản phẩm của HS thông qua câu trả lời vấn đáp

Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất hoá học của nhôm

GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc để tổ chức cho HS nghiên cứu tính chất

hoá học của nhôm theo tiến trình sau:

- GV giới thiệu phương pháp học theo góc, nội dung, nhiệm vụ, thời gian của các nhóm tại

mỗi góc. Có 3 góc cho HS lựa chọn: góc phân tích, góc trải nghiệm và góc áp dụng.

- HS tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cách, theo năng lực nhưng cũng cần cũng

có sự điều chỉnh của GV.

Mục tiêu và nhiệm vụ của HS ở mỗi góc như sau:

GÓC “PHÂN TÍCH”

(Thời gian thực hiện tối đa 15 phút)

* Mục tiêu: Nghiên cứu tài liệu, tìm ra tính chất hóa học của nhôm.

* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu SGK Hóa học 12– Trang 120 - 123. Thảo luận trong nhóm để

trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập góc phân tích.

PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “PHÂN TÍCH”

Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: