TÍNH NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT TRONG TRƯỜNG HỢP CÁC CHẤT TAN CÓ PHẢN ỨNG VỚI...

4. Tính nồng độ các chất trong trường hợp các chất tan có phản ứng với nhau.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra để biết chất tạo thành sau phản

ứng.

b) Tính số mol (hoặc khối lượng) của các chất sau phản ứng.

c) Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch sau phản ứng.

Cách tính khối lượng sau phản ứng:

 Nếu chất tạo thành không có chất bay hơi hoặc kết tủa

m dd sau phản ứng = ∑m các chất tham gia

Nếu chất tạo thành có chất bay hơi hay kết tủa

m dd sau phản ứng = ∑m các chất tham gia - m khí

m dd sau phản ứng = ∑m các chất tham gia - m kết tủa

hoặc: m dd sau phản ứng = ∑m các chất tham gia - m kết tủa - m khí

Chú ý: Trường hợp có 2 chất tham gia phản ứng đều cho biết số mol (hoặc

khối lượng) của 2 chất, thì lưu ý có thể có một chất dư. Khi đó tính số mol

(hoặc khối lượng) chất tạo thành phải tính theo lượng chất không dư.

d) Nếu đầu bài yêu cầu tính nồng độ phần trăm các chất sau phản ứng, nên

tính khối lượng chất trong phản ứng theo số mol, sau đó từ số mol qui ra khối

lượng để tính nồng độ phần trăm.