(THÍ SINH CÓ THỂ TRẢ LỜI BẰNG NHIỀU CÁCH NHƯNG PHẢI BẢO ĐẢM CÁC Ý SAU...

3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ

(1,0)

Hình ảnh so sánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến như ngọn lửa diễn tả sự ấm áp, soi

đường chỉ lối của Đảng, cách mạng. Cuộc kháng chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng nó là

những năm tháng không thể nào quên, những kỉ niệm không thể nào phai nhạt, vẫn như

ngọn lửa, ngọn đuốc soi đường nghìn năm sau. (0,5)

- Ở khổ thứ 2, tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc,

làm thành từng chum hình ảnh độc đáo: nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng; nhân

dân như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời

sống tự nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên

những liên tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao: về với nhân dân là về với những

gì than thuộc nhất, môi trường thuận lợi nhất; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong; về với

ngọn nguồn thiết yếu nhất cùa sự sống; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la… Những hình ảnh

diễn tả niềm sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ

tự nhiên,hợp quy luật: nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của

nhân dân. (0,5)