CÂU 10.ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU TÂY NGUYÊN CÓ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TR...

2. Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch qua 2 năm:

+ Công nghiệp chế biến tăng từ 79% lên 84,8%: tăng 5,8%

+ CN khai thác giảm từ 13,7% xuống 9,2%: giảm 4,5%

+ CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 7,3% xuống 6%: giảm 1,3%

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp: do tốc độ tăng không đều giữa các

ngành. Trong 3 ngành, CN chế biến có quy mô giá trị sản lượng lớn nhất và tăng nhanh nhất.Câu III (3

điểm)

Câu III.1.

Những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và

miền núi Bắc Bộ.

a. Thuận lợi:

- Đất đai: đất feralit vùng núi cao bao gồm nhiều loại (trên nền đá vôi, đá phiến, các loại đá mẹ khác) và

vùng trung du có đất phù sa cổ phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày. Dọc theo

thung lũng của các con sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thích hợp cho các loại cây lương

thực, thực phẩm.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh nhất nước ta rất thuận lợi để phát triển một nền

nông nghiệp với cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng với nhiều loài có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn

đới.

- Nguồn nước: Với mạng lưới sông lớn và dày đặc tạo nguồn nước tưới dồi dào và diện tích mặt nước lớn

phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

- Địa hình: Trên độ cao 600 – 700 m có đồng cỏ xanh tươi quanh năm, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.

- Phía đông của vùng giáp vịnh Bắc Bộ, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

b. Khó khăn:

- Là vùng địa hình cao nhất nước ta nhưng độ che phủ của rừng chưa tương xứng (khoảng 20%), tình trạng

xói mòn, rửa trôi còn diễn ra phổ biến.

- Là vùng có khí hậu diễn biến phức tạp do tác động của gió mùa Đông Bắc (tính thất thường, sương muối,

sương giá, rét hại, rét đậm…), đặc biệt là hiện tượng thiếu nước về mùa đông làm cho khả năng mở rộng

diện tích và nâng cao năng suất cây trồng còn gặp nhiều khó khăn.

- Phần lớn đồng cỏ là cỏ tạp, hiệu quả không cao cho chăn nuôi gia súc lớn.

- Tình trạng lũ quét diễn ra thường xuyên do hệ thống sông ở địa hình cao và dốc.

Câu III.2.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng:

a. Đặc điểm chung về sự chuyển dịch:

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến theo hướng tích cực.

- Cơ cấu giá trị khu vực 1 có xu hướng giảm

- Cơ cấu giá trị khu vực 2, khu vực 3 có xu hướng tăng.

b. Sự chuyển dịch trong nội bộ của từng khu vực.

- Trong khu vực 1: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản. Trong ngành trồng trọt xu

hướng mở rộng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Trong khu vực 2: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác. Tỉ trọng có xu hướng tăng ở các ngành

công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt và giày da, ngành sản xuất vật liệu xây dựng,

ngành cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử.

- Trong khu vực 3: các ngành dịch vụ gắn liền với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa

của đồng bằng sông Hồng, tỉ trọng có xu hướng tăng, đặc biệt là ngành du lịch.

II. Phần riêng (2 điểm)

Câu IV a. Theo chương trình chuẩn: (2 điểm)