2.4. CHỨC NĂNG THÔNG TIN. CHỨC NĂNG NÀY CHỈ CHO NGƯỜI SẢN XUẤT BIẾT...

3.2.4. Chức năng thông tin.

Chức năng này chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất hàng hóa nào,

khối lượng bao nhiêu để đưa vào thị trường ở thời điểm nào là thích hợp

nhất, chỉ cho người tiêu dùng biết nên mua những hàng hóa nào ở thời

điểm nào có lợi cho mình. Chức năng này có được do trên thị trường chứa

đựng thông tin về: Tổng số cung, tổng số cầu đối với từng loại hàng hóa,

chất lượng sản phẩm hàng hóa, các điều kiện tìm kiếm hàng hóa.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI

DOANH NGHIỆP.

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế

độc lập và phải tự mình giải quyết ba vấn đề trung tâm cơ bản của tổ chức

kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn có lợi

nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa, sản phẩm của doanh

tnghiệp phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vì vậy để tồn tại và phát

triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định được chiến lược tiêu thụ

sản phẩm hàng hóa của mình.

Chiến lược tiêu thụ là định hướng hoạt động có mục đích của doanh

nghiệp và hệ thống các giảI pháp, biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu

đề ra trong tiêu thụ. Mục tiêu của chiến lược tiêu thụ thường bao gồm: mặt

hàng tiêu thụ, tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường,

nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Chiến lược tiêu thụ của một doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt

được nhu cầu khách hàng từ đó chủ động đối phó với mọi biến động của thị

trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hóa về

khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận chọn kênh tiêu thụ và các đối

tượng khách hàng. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữ vai trò quan

trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh và

bao gồm các bước sau: