CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN. - CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ...

2. Các nhân tố khách quan.

- Cơ chế quản lý và các chính sách của nhà nước: từ khi chuyển sang

nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề

kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà

nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát

triển sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa

chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vì

vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước

cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: việc quy định trích

khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế xuất nhập

khẩu... Nói chung, sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước sẽ gây rất

nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Song

nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và thích nghi

thì sẽ đứng vững trên thị trường và có điều kiện để phát triển và mở rộng

kinh doanh, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt động

sản xuất kinh doanh.

- Sự tác động của thị trường: tuỳ theo loại thị trường mà doanh nghiệp

tham gia sẽ có những tác động riêng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

của doanh nghiệp. Nếu thị trường mà doanh nghiệp tham gia là thị trường tự

do cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín với người tiêu dùng

thì đó sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường và

tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Còn đối với thị trường không ổn định thì

hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không ổn định do kết quả kinh doanh

thất thường nên vốn không được bổ sung kịp thời.

Hiện nay ở nước ta thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh, các

chính sách công cụ nợ trung và dài hạn còn hạn chế, giá của vốn chưa thực

sự biến động theo giá thị trường mà chủ yếu là giá áp đặt. Đây là điều hết

sức khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho sản xuất

kinh doanh cũng như thực hiện chính sách đầu tư trong trường hợp có vốn

nhàn rỗi. Điều này cho thấy, để đạt được mục đích sử dụng vốn có hiệu quả

là hoàn toàn không dễ dàng. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp không có khả

năng tự khắc phục song lại có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động

kinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY

XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN.

I.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN.