HÀ NỘI VINH DỰ ĐÓN NHẬN DANH HIỆU "THỦ ĐÔ ANH HÙNG" VÀO DỊP N...

Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào? a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. b. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" c. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô. d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội. Phần II: Câu hỏi tự luận Bài làmNguyễn Đình Thi là một nhà văn , là một nhạc sĩ, là nhà thơ lớn. Ông đã sángtác rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng. Rất nhiều bài thơ, bài văn, bài hát đã đi sâu vàolòng người. Bài hát Người Hà Nội, ca ngợi về Hà Nội của ông là một bài hát rất hay đãđược rất nhiều người biết đến.Với bài hát này, ông xứng đáng được tôn vinh là mộttrong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nước ta. Ngoài bài hát này, ông còn sáng tác rấtnhiều bài hát nổi tiếng khác, đặc biệt là thể loại nhạc thời kháng chiến. Tên tuổi củaông đã được bao thế hệ biết đến và hơn nửa sau của thế kỷ XX, với sự hoạt động cóhiệu quả ở nhiều lĩnh vực: triết học, văn thơ, kịch , nhạc. Ông là một văn nghệ sĩ đa tài,để lại cho đời những thành tựu đáng kể ở cả 2 hoạt động sáng tác và quản lý. Vào đầu bài hát Nguyễn Đình Thi không ngần ngại khẳng định rằng “Đây Hồ Gươm,Hồng Hà, Hồ Tây ”, đây là ba danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng nhất của Hà Nộikhông được kẻ nào dám xâm phạm. Vì “ Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, ngàn năm”,đây là một nơi rất linh thiêng, hồn sông núi từ ngàn năm hội tụ về đây. Ông sáng tácbài hát Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dânta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phátđộng. Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhàtrống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội,chiến lũy được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm tử đã sẵn sàng tấtcả cho Tổ Quốc. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ýchí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngayđiều đó mà như người họa sĩ phác họa một màu thật tươi sáng, thật lãng mạng về HàNội, về Thủ đô ngàn năm văn hiến: Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã đượcvút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh thiêng thanh cao với việc nhắc lạinhững cái tên của Thủ đô từng mang trong quá khứ bao nhiêu là chiến công vang dội,bao nhiêu sự hy sinh, mất mát của nhân dân, bao nhiêu kí ức buồn, vui lẫn lộn khi phảitiễn người thân ra đi bảo vệ Tổ quốc. Có thể coi đó như một khúc trổ, như sự chuẩn bịvề tâm lý, cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hoành trángcủa Thủ đô máu lửa .Người Hà Nội là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự do, không tuânthủ một khuôn mẫu, kiểu. Có thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca SôngLô của Văn Cao . Bài hát của Nguyễn Đình Thi không hoàn toàn theo cái tuần tự kếtcấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn làm: Mở đầu là Hà Nội thơ mộngtác giả ngân dài như một điệp khúc ca ngợi về Hồ Gươm, Hồng hà, Hồ Tây.Khẳngđịnh rằng nơi đây đã tụ hội, lắng động bao nhiêu là tâm hồn con người ở khắp mọi nơi,kể cả hồn sông núi cũng tụ họp về đây để cảm nhận được vẻ đẹp, vẻ thơ mộng,….củaHà Nội.Tác giả Nguyễn Đình Thi sáng tác bài hát này vào lúc cuộc kháng chiến chốngPháp vừa mới bắt đầu. Hà Nội lúc ấy đang bề bộn, ngút trời đạn lửa. Vậy mà lãng mạnthay, ông đã hình dung tới một Hà Nội chiến thắng không xa vói bao nhiêu là cảnh đẹplộng lẫy, cổ kính ở Hồ Gươm. Và khúc khải hoàn của Nguyễn Đình Thi trong bài nàykhông phải là một kết cục bình thường như mọi cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ởđó có sự hiện diện bằng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, trong đó nổi bật làđôi mắt sáng ngời và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười hiền từ trênmôi- nụ cười của cả nước non và nụ cười của người cha vĩ đại. Khép lại một bài hátdài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng cười vang, rạngrỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tưthế.