HÀ NỘI VINH DỰ ĐÓN NHẬN DANH HIỆU "THỦ ĐÔ ANH HÙNG" VÀO DỊP NÀ...

Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào?

a.

a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.

b. Kỷ niệm 30 năm trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

c. Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô.

d. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.

Phần II: Câu hỏi tự luận

Bài hát "Người Hà Nội" được nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác đầu năm 1947, khi

cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vừa mới nổ ra được ít ngày, sau khi cả Hà Nội đã lên

đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ

Chí Minh.

Hơn nửa thế kỷ, ca khúc “Người Hà Nội” vang xa, thấm vào từng trái tim, là niềm tự

hào không chỉ của riêng người Hà Nội, mà trở thành tài sản tinh thần của các thế hệ Việt

Nam. Giai điệu, ca từ của “Người Hà Nội” lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam một

tình yêu Tổ quốc. Với biểu tượng thiêng liêng Thủ đô Hà Nội. Mỗi người Việt Nam dù ở bất

cứ đâu, không thể không không xao xuyến không cháy bỏng một tình yêu Tổ quốc khi giai

điệu tha thiết vang lên “Đây Hồ Gươm. Hồng Hà, Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn

năm…”

Đây là những câu hát rất ngắn gọn, súc tích, lời ít ý nhiều, âm điệu ngân vang, hào

hùng, tha thiết, lắng đọng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê địa danh. Những tên gọi thiêng

liêng, tự hào mang bóng dáng hồn sông núi, khí thiêng trời đất của dân tộc. Cả một chiều dài

lịch sử Việt Nam cùng huyền thoại dựng nước, giữ nước đầy máu và nước mắt, in dấu thời

gian trên từng viên gạch nhỏ Hà Nội, từng hạt bụi phủ mờ rêu mái phố…

Câu hát trên trong bài Người Hà Nội, dù rất đơn giản, ngắn gọn nhưng đã điểm lại

bao mốc son chói lọi của thủ đô, đã khơi gợi bao thời kỳ lịch sử oai hùng, đã tái hiện những

nét đẹp văn hóa của thủ đô Hà Nội, niềm tự hào lịch sử ngàn năm…