NHỮNG CÔNG TRÌNH NÀO TRONG “TỨ ĐẠI KHÍ” NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ -TRẦN ĐÃ...

1057. Tài liệu cũ cho biết tháp có nhiều tầng, cao vài chục trượng (60-80m) và

được xem như cây “Kình Thiên Trụ” (cột chống trời) của Kinh đô Thăng Long.

Tháp nay không còn nữa, khu Nhà thờ lớn Hà Nội xây dựng vào cuối thế kỷ

XIX đang chồng lên nền cũ của Tháp Báo Thiên.

Chuông Quy Điền. Dịch nôm ra thì đây có nghĩa là “Chuông Ruộng Rùa”.

Nguyên thủy của cái tên gọi kỳ lạ này là như sau:

Vào mùa xuân năm 1080, vua Lý Nhân Tông cho đúc một quả chuông thật to để

treo tại chùa Diên Hựu (tức Chùa Một Cột - như bây giờ đang gọi) – do ông nội

Lý Thái Tông xây dựng năm 1049- ngoài cửa Tây Cấm Thành Thăng Long.

Chuông to đến nỗi phải xây một cái gác chuông cao 8 trượng (20-25m) để treo.

Nhưng khi đánh thử, chuông lại không kêu. Thế là đành phải trục vần chuông ra

để ở thửa ruộng cạnh chùa. Ruộng này ngập nước khiến loài rùa đến làm tổ, ở

rất đông. Do đó, cả ruộng lẫn chuông đều có tên là “Quy Điền”.