CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 -1939A) TÌNH HÌNH THẾ GI...

3. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 -1939

a) Tình hình thế giới và trong nước.

- Thế giới:

+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh thế

giói.

+ Tại đại hội lần thứ VII ( tháng 7 năm 1935), Quốc tế cộng sản xác định kẻ thù

nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít và đề ra chủ

trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền đã

áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho nhân dân thuộc địa trong đó có Việt

Nam.

- Trong nước:

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn.

+ Bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương tiếp tục thi hành chính sách vơ vét, bóc lột

và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

b) Mặt trận Dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ

- Tại Hội nghị tháng 7/1936 Đảng quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế

Đông Dương (đến tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương) đồng

thời xác định hình thức đấu tranh trong giai đoạn này là sử dụng triệt để khả năng

hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai nhằm đòi tự do, dân chủ,

cơm áo, hòa bình.

- Một số phong trào tiêu biểu: Phong trào Đông Dương đại hội, đón phái viên

chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương, mít tinh tại Khu Đấu xảo (Hà

Nội), xuất bản báo chí, đấu tranh nghị trường...

- Từ cuối năm 1938, do sự khủng bố của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp phong

trào đấu tranh công khai thu hẹp dần và đến tháng 9/1939 thì chấm dứt.

c) Ý nghĩa của phong trào

- Là một cao trào cách mạng dân tộc và dân chủ rộng lớn, góp phần nâng cao trình

độ chính trị của cán bộ cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xây dựng đội

quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người...

- Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM