PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935A) VIỆT NAM TRONG T...

2. Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

a) Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thê giới

- Kinh tế Việt Nam chịu những hậu quả nặng nề: nông nghiệp, công nghiệp bị suy

sụp, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ, xuất nhập khẩu đình đốn.

- Xã hội: Đời sống của tất cả các tầng lớp, giai cấp đều khó khăn đặc biệt là công

nhân và nông dân.

- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp, khủng bố của

Pháp làm cho tinh thần cách mạng của nhân dân ta càng lên cao.

b) Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Từ tháng 2/1930, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân đã nổ ra ở nhiều

địa phương trong cả nước. Phong trào đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày

Quốc tế lao động 1/5/1930.

- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Tháng 9/1930 phong trào

công - nông đã phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính trị được kết hợp

với khẩu hiệu kinh tế. Đấu tranh diễn ra với nhiều hình thức như tuần hành thị uy,

- Bộ máy chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan rã, các Xô Viết được thành

lập ở một số huyện thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã thi hành nhiêu chính

sách tiến bộ đem lại quyền lợi cho nhân dân.

- Hoảng sợ trước phong trào quần chúng, thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào

đồng thời sử dụng những thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Kết quả, các Xô Viết

lần lượt tan rã.

- Mặc dù bị dập tắt trong máu lửa, phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ

tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, có ý

nghĩa lịch sử to lớn trong phong trào cách mạng Việt Nam.

- Từ cuối năm 1931, cách mạng nước ta bước vào thời kì vô vùng khó khăn.

- Từ cuối năm 1934 đầu năm 1935, hệ thống tổ chức Đảng ở trong nước nói chung

đã được phục hồi.

- Tháng 3 năm 1935 Đại hội lần thứ nhất chuẩn bị cho một cao trào cách mạng

mới.