CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬTI. TỈ LỆ GIỚI TÍNH

BÀI 37,38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

I. Tỉ lệ giới tính : đực – cái thường là 1/1.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống ...

- Ý nghĩa: Trong chăn nuôi có thể ghép hoặc khai thác sao cho tỉ lệ đực / cái phù hợp đem lại hiệu quả kinh

tế cao ( nuôi gà, cá, lợn... có thể khai thác bớt cá thể đực)

II. Nhóm tuổi : trước sinh sản – trong sinh sản và sau sinh sản

* Ngoài ra còn phân chia cấu trúc tuổi thành:

+ Tuổi sinh lí: là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể

+ Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của cá thể

+ Tuổi quần thể: là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

* Tháp tuổi:

+ Tháp dạng phát triển: có đáy rộng chứng tỏ tỉ lệ sinh cao

+ Tháp dạng ổn định: có đáy rộng vừa phải chứng tỏ tỉ lệ sinh bằng tỉ lệ tử vong

+ Tháp dạng suy giảm: có đáy hẹp, nhóm tuổi trung bình lớn hơn nhóm tuổi thấp, chứng tỏ tỉ lệ sinh thấp

hơn tỉ lệ tử, quần thể có thể bị diệt vong

- Ý nghĩa: Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn

III. Sự phân bố cá thể của quần thể

đồng đều – theo nhóm – ngẫu nhiên

- Theo nhóm: phổ biến nhất. Ý nghĩa: hỗ trợ nhau. Ví dụ?

- Đồng đều: ít phổ biến nhất. Ý nghĩa: giảm cạnh tranh. Ví dụ?

- Ngẫu nhiên: là dạng trung gian của 2 dạng trên. Ý nghĩa: tận dụng nguồn sống. Ví dụ?

(Phân bố ngẫu nhiên: khi các điều kiện sống phân bố đồng đều, và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các

cá thể trong quần thể)

IV. Mật độ cá thể : số lượng cá thể / đơn vị diện tích

- Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng

sinh sản và tử vong của các cá thể

- Mật độ cá thể của quần thể thay đổi theo mùa, năm và điều kiện môi trường sống...

- Ý nghĩa: nghiên cứu mật độ cá thể của quần thể để điều chỉnh mật độ sinh vật cho phù hợp trong chăn nuôi

cho hiệu quả kinh tế cao

V. Kích thước quần thể :

1. Kích thước tối thiểu: nếu số cá thể thấp hơn kích thước tối thiểu  QT dễ bị diệt vong. Vì: ?

2. kích thước tối đa: Nếu vượt quá sẽ có nhiều cá thể bị diệt vong hoặc di cư khỏi quần thể. Vì: ?

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể: mức sinh sản, tử vong và sự phát tán.

VI. Tăng trưởng của quần thể

Điểm so sánh

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

Tăng trưởng thực tế

Điều kiện môi

trường

Hoàn toàn thuận lợi

Không hoàn toàn thuận lợi

Đặc điểm sinh học

QT tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

QT tăng trưởng giới hạn

Đồ thị tăng trưởng

Hình chữ J ( tăng trưởng luỹ thừa )

Hình chữ S

Đặc điểm loài

Loài có sức sinh sản lớn, cá thể sống

sót cao, có kích thước nhỏ,tuổi thọ thấp.

Loài có sức sinh sản ít, cá thể cần chăm

sóc, kích thước lớn,tuổi thọ cao.

Voi, tê giác, gỗ lớn…

Ví dụ

Vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh,

cỏ một năm

Xảy ra ở

Hệ sinh thái trẻ

Hệ sinh thái già, ổn định