ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QT  MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

3. Đặc trưng cơ bản của QT  Mật độ cá thể của quần thể : Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.  Sự phân bố cá thể : Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể. - Phân bố theo nhóm: hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm. - Phân bố đồng đều: góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. - Phân bố ngẫu nhiên:tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Tỉ lệ giới tính : Tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật...). Nhóm tuổi : Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi thay đổi theo loài và điều kiện sống. Có 3 nhóm tuổi chủ yếu : Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Kích thước quần thể : Số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể. Có hai trị số kích thước quần thể : - Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. - Kích thước tối đa: là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật. SinhKích thướcNhập cư Xuất cưQuần thểTử Tăng trưởng kích thước quần thể: - Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J). - Trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).