TRÌNH BÀY MQH BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG...
CÂU 9: Trình bày mqh biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. nêu đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nc ta hiện nay(4,5đ)- k/n cơ sở hạ tầng: là toàn bộ những q hệ sx hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 xh nhất định.- k/n kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm c.trị, pháp quyền và triết học, đạo đức tôn giáo, nghệthuật ....cùng với những thiết chế xh tương ứng như nhà nc, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xh đc hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất địnha) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầngCơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. - Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượngtầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo, v.v.. đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.- Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. C.Mác viết: "Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng"(1).Quá trình đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế- xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội.Tuy sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng cũng gắn với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng lực lượngsản xuất không trực tiếp làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất chỉ trực tiếplàm thay đổi quan hệ sản xuất, tức trực tiếp làm thay đổi cơ sở hạ tầng và thông qua đó làm thay đổi kiến trúcthượng tầng.Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó có nhữngyếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như chính trị, phápluật, v.v.. Trong kiến trúc thượng tầng, có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ thuật, v.v.. hoặc cónhững yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.b. Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng- Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. - Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị vềkinh tế. Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v... cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi phối.Trong mỗi chế độ xã hội, sự tác động của các bộ phận của kiến trúc thượng tầng không phải bao giờ cũng theo một xu hướng. Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Một giai cấp chỉ có thể giữ vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị về chính trị, tư tưởng.- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm thay đổi đượctiến trình phát triển khách quan của xã hội. Xét đến cùng, nhân tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với kiếntrúc thượng tầng. Nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm phát triển kinh tế thì sớm hay muộn, bằng cách này haycách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới tiến bộ để thúc đẩy kinhtế tiếp tục phát triển.c. Vận dụng- Trong công cuộc đổi mới Đ ta đã x.dựng 1 cơ sở hạ tầng ko thuần nhất mà chúng ta x.dựng 1 cơ sở hạ tầng với nhiều q.hệ sx khác nhau, nó vừa cạnh tranh vừa liên hợp vừa hợp tác liên kết với nhau cùng pt. nhưng tất cả dều phải vận động theo định hướng đi lên của CNXH trong đó thành phần kinh tế nhà nc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.- Trên nền tảng cơ sở hạ tầng đã đc x.dựng phải bảo đảm sự tương ứng của kiến trúc thượng tầng đc hình thành lên từ chính cơ sở hạ tầng đó để đảm bảo vững chắc cơ sở hạ tầng đó là:+ ĐCSVN là người lãnh đạo duy nhất trong toàn thể d,tộc Vn+ CN mác- lê và tư tưởng HCM là nền tảng, tư tưởng c.trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của nh.dân+mỗi bộ phận của hệ thống c.trị phải đoàn kết hợp tác đi tới mục tiêu x.dựng CNXH vững mạnh pt.- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới qui trình công nghệ nhằm làm cho nền kinh tế nước ta phát triển hòa nhập được với tốc độ phát triển kinh tế thế giới. Cùng với đổi mới kinh tế, phải đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy, đổi mới con người, đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, dân chủ hóa.- Trước hết từ trong các cơ quan Đảng và Nhà nước chống tham nhũng … để làm cho Nhà nước thựcsự là một Nhà nước mạnh với đúng nghĩa của nó. Trong điều kiện dân tộc và quốc tế hiện nay, đổi mới kinh tế về chính trị, phải thực hiện đường lối mở cửa một cách sáng tạo để khai thác tối đa sức mạnh thời đại, hòa nhập với cộng đồng thế giới mà không bị hòa tan. Những năm qua thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta càng nhận rõ : cùng với việc lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm thì đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau, nên sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử và cuộc sống. Nhận thức rõ yêu cầu mới của cách mạng và âm mưu thủ đoạn chống phá của kẻ thù, Đảng ta xác định trong giai đoạn hiện nay “Lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựngĐảng là nhiệm vụ then chốt”, khẳng định sự đúng đắn của mối quan hệ biện chứng, giữa kinh tế chính trị haytheo chủ nghĩa Mác Lênin là mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong mỗi hình thái kinh tế xã hội.