2000 - QUAY RUBIC (DÀNH CHO HỌC SINH THPT)RUBIC LÀ MỘT KHỐI LẬP...

Bài 23/2000 - Quay Rubic

(Dành cho học sinh THPT)

Rubic là một khối lập phương gồm 333 = 27 khối lập phương con. Mỗi mặt rubic gồm 33 = 9 mặt của

một lớp 9 khối lập phương con. ở trạng thái ban đầu, mỗi mặt rubic được tô một màu. Các mặt khác nhau

được tô các màu khác nhau. Giả sử ta đang nhìn vào một mặt trước của rubic. Có thể kí hiệu màu các mặt

như sau: F: màu mặt trước là mặt ta đang nhìn; U: màu mặt trên; R: màu mặt phải; B: màu mặt sau; L: màu

mặt bên trái; D: màu mặt dưới.

Một lớp gồm 33 khối lập phương con có thể quay 90 độ nhiều lần, trục quay đi qua tâm và vuông góc với

mặt đang xét. Kết quả sau khi quay là khối lập phương 333 với các màu mặt đã bị đổi khác.

Một xâu vòng quay liên tiếp rubic có thể mô tả bằng xâu các chữ cái của U, R, F, D, B, L, trong đó mỗi chữ

cái là kí hiệu một vòng quay cơ sở: quay mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Hãy viết chương

trình giải 3 bài toán dưới đây:

1. Cho 2 xâu INPUT khác nhau, kiểm tra xem liệu nếu áp dụng với trạng thái đầu có cho cùng một kết quả

hay không?

2. Cho một xâu vào, hãy xác định số lần cần áp dụng xâu vào đó cho trạng thái đầu rubic để lại nhận được

trạng thái đầu đó.