KÍ VIỆT NAM 1900-1945

1. Kí Việt Nam 1900-1945: Đọc kĩ lại văn bản và ôn lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản sau:- “Mùa xuân của tôi” (Vũ Bằng)+ Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, táihiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê; biểu lộ chân thực và cụ thể tình yêu quêhương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.+ Nghệ thuật: Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê; lựa chọn từ ngữ, câuvăn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh; có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ.- “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam)+ Nội dung: Ca ngợi giá trị của cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của nhữngcánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết củađồng quê nội cỏ. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện đượcnét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà sâu sắc ấy.+ Nghệ thuật: Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy chất thơ; các chi tiết gợi nhiềuliên tưởng, kỉ niệm; sáng tạo trong lời văn, xen kẽ kể và tả với giọng điệu chậm rãi, ngẫm nghĩmang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.