A.I. GIỚI THIỆU

Câu 3a.I. GIỚI THIỆU: tác giả, tác phẩm- Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắc trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài người nông dân.- Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảm của người nông dân trước cáchmạng tháng Tám. Tuy nhiên kết quả cuối cùng có những bước ngoặc khác nhau: Một bên là những ám ảnh đentối; một bên là hình ảnh gợi nhiều hy vọng. II. NỘI DUNG (Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sauđây).1. Nêu khái niệm nhân đạo trong văn học.2. Cảm nhận hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” qua sự ám ảnh của thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo.a. Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo.b. Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèoc. Ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” không người qua lại.- Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hội bất công khi chưa có ánh sáng cáchmạng. Ở đó tình trạng người nông dân bị bọn cường hào ác bá đẩy vào “bước đường cùng”. Người nôngdân lương thiện bị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ.- Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạch bị bỏ hoang.- Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến trước đã tiếp tay cho bọn ác bá giày xéo nông dân.- Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối của người nông dân. 3. Cảm nhận hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” thoáng hiện qua tâm trí nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”a. Khái quát nội dung tác phẩm “Vợ nhặt”b. Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng.c. Ý nghĩa “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”+ “đám người đói” vẫn đang là hiện thực.+ “lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cách mạng sẽ xua tan bóng tối của hiện thực đói khát ấy.+ Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tin tưởng về phía tương lai.+ Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng.4. Nhận định chunga. Điểm tương đồng- Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều thể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội cũ.- Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân, phong kiến, phát xít.- Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật.b. Điểm khác biệt:Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau:+ Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được cách mạng soi sáng.+ Người nông dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” dạt dào niềm tin vào tương lai vì có hình ảnh cách mạngxuất hiện.+ Bút pháp: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Kim Lân viết theo khuynh hướnghiện thực xã hội chủ nghĩa.III. Kết luận + Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta.+ Tố cáo xã hội sâu sắc+ Tấm lòng của nhà văn+ Tài năng trong sáng tạo qua những hình ảnh giàu ý nghĩa góp phần nổi bật tư tưởng chủ đề nhân đạo của tác phẩm.