- CÓ DIỆN TÍCH LỚN NHẤT NƯỚC TA

1. Khái quát chung: - Có diện tích lớn nhất nước ta: Khoảng 101.000km

2

(chiếm 30,5% diện tích cả nước). - Dân số: Trên 12 triệu người - 2006 (chiếm 14,2% dân số cả nước). - Gồm 15 tỉnh, thành phố với 2 tiểu vùng (Sử dụng Atlat kể ra các tỉnh). - Tiếp giáp: Trung Quốc, Thượng Lào, ĐBSH, BTB, vịnh BB => Vị trí địa lí đặc biệt quan trọng. a. Thuận lợi: * Vị trí địa lí: - Phía bắc giáp miền Nam Trung Quốc giao lưu qua các cửa khẩu. - Phía tây giáp Thượng Lào vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào. - Liền kề với ĐBSH, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tiềm năng lao động lớn nhất cả nước. - Phía đông là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có nhiều tiềm năng. * Thế mạnh về tự nhiên: - Địa hình: + Khá đa dạng, có sự khác biệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc: + Tây Bắc địa hình núi non hiểm trở, dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc. + Đông Bắc nhiều đồi núi thấp, các dãy núi hình cánh cung hướng Đông Bắc. - Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và thế mạnh về lâm nghiệp, ngư nghiệp. - Đất đai: + Chủ yếu là đất feralít phất triển trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. Trung du có đất xám phù sa cổ. Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp như cây chè, các cây đặc sản như hồi quế, tam thất, và các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc thuốc lá… + Đất phù sa dọc các thung lũng và các cánh đồng trước núi có thể trồng các cây lương thực. Trên các cao nguyên có các đồng cỏ phát triển chăn nuôi. - Khí hậu: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh nhất nước ta nên có điều kiện phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, cây đặc sản và rau ôn đới. - Nguồn nước: Nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc thượng lưu của các sông lớn nên có tiềm năng thủy điện lớn. - Tài nguyên sinh vật: + Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2005 khoảng 4500 nghìn ha. Ngoài giá trị về kinh tế, còn có tác dụng hạn chế lũ quét, chống xói mòn đất, nhất là các rừng đầu nguồn. + Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ. Dọc bờ biển và các đảo ven bờ có thể nuôi trồng thủy sản. - Tài nguyên khoáng sản: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi tập trung hầu hết các mỏ khoáng sản nước ta. ● Khoáng sản nhiên liệu: Than tập trung ở Quảng Ninh (trử lượng khoảng 3 tỷ tấn) chủ yếu là than atraxit chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á. Ngoài ra còn có than nâu ở Na Dương (Lạng Sơn), than mỡ ở Thái Nguyên. ● Khoáng sản kim loại: Thiếc Tỉnh Túc (Cao Bằng), chì - kém (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng - vàng (Sinh Quyền - Lào Cai), đồng - niken (Tạ Khoa - Sơn La), bôxít (Cao Bằng, Lạng Sơn), sắt ở nhiều nơi. ● Phi kim loại: Apatit ở Lào Cai (2tỉ tấn), pirit ở phú Thọ, phôtphorit ở Lạng Sơn. ● Vật liệu xây dựng: Đá vôi, cao lanh, sét (Quảng Ninh), đá quý ở Yên Bái. - Tiềm năng du lịch: + Du lịch núi: Sapa, Tam Đảo, Mẫu Sơn. + Du lịch biển: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. * Thế mạnh về kinh tế - xã hội: - Dân cư và nguồn lao động: + Vùng thưa dân (12 triệu, năm 2006), mật độ dân số thấp (119 người/km

2

, năm