NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở BẮC TRUNG BỘ

Câu 35: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?

a. Thuận lợi:

- Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới

giữa BTB và NTB  thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng

đường bộ và đường biển

- Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây

công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.

- Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

- Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).

- Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ

Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi

Thanh Hóa…

- Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ

yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.

- Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.

- Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên

thế giới: Phong Nha-Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…

- Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó

- Cơ sở vật chất kỹ thuât: có đường sắt Thống Nhất, QL 1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa

ngõ ra biển của Lào.

b. Khó khăn

- Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…

- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

- Mức sống của người dân còn thấp.

- Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.

- Mạng lưới CN còn mỏng.

- GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.