LIÊN HỆ ĐẾN CỬU TRUNG ĐÀI TRONG VŨ NHƯ TÔ ( NGUYỄN HUY TƯỞNG) ĐỂ THẤY ĐƯỢC MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHỆ THUẬT, CUỘC ĐỜI CỦA HAI NHÀ VĂN – CỬU TRÙNG ĐÀI LÀ MỘT TÒA LÂU ĐÀI "CAO CẢ, NÓC VỜN MÂY", "BỀN NHƯ TRĂNG SAO" ĐỂ DÂN TA NGHÌN...

3. Liên hệ đến Cửu trung đài trong Vũ Như Tô ( Nguyễn Huy Tưởng) để thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật, cuộc đời của hai nhà văn – Cửu Trùng Đài là một tòa lâu đài "cao cả, nóc vờn mây", "bền như trăng sao" để dân ta nghìn thu còn hãnh diện. – Xây Cửu Trùng Đài là ước mơ cháy bỏng nhất, của Vũ Như Tô, nên mặc dù cự tuyệt yêu cầu của Lê Tương Dực, không xây Đài vì sợ gây ra thêm những đau khổ cho cuộc sống lầm than của nhân dân nhưng khát vọng nghệ thuật đó vẫn âm ỉ cháy trong ông. Khi được Đan Thiềm khuyến khích, khát vọng ấy đã bùng cháy,Vũ Như Tô quyết lợi dụng vương quyền tàn bạo để xây Cửu Trùng Đài để khẳng định tài năng và thực hiện hoài bão của mình. – Trong mắt Vũ Như Tô và Đan Thiềm thì Cửu Trùng Đài là kiệt tác nghệ thuật tô điểm cho đất nước, khẳng định tài trí Việt. Nhưng trong con mắt người dân, Cửu Trùng Đài là nơi ăn chơi sa đọa, là núi xương sông máu của nhân dân. - Quan niệm mối quan hệ giữa nghệ thuật, cuộc đời: + Cửu Trùng Đài biểu tượng cho cái đẹp nghệ thuật cao siêu, thuần túy, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống của nhân dân. Đó là biểu hiện của nghệ thuật vị nghệ thuật của văn học lãng mạn nhiều bế tắc mà Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn tiêu biểu. + Bức ảnh nghệ thuật về chiếc thuyền ngoài xa cũng là một bức ảnh mang vẻ đẹp lãng mạn nhưng người nghệ sỹ biết nhìn nó ở một góc nhìn khác đa diện, nhiều chiều hơn để khám phá những sự thật của cuộc dời. Đó là nghệ thuật vị nhân sinh mà nhà văn Nguyễn Minh Châu và văn học cách mạng theo đuổi.